10 điều 'cấm kỵ' khi nuôi dạy con dưới 1 tuổi, đáng tiếc là rất nhiều bố mẹ mắc phải!

Trẻ sơ sinh không biết nói, mọi nhu cầu của trẻ đều phụ thuộc vào cha mẹ, nếu cha mẹ không chăm sóc bé đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, nhất là 10 điều dưới đây cần phải lưu ý.

1. Không hôn miệng trẻ

Người lớn có rất nhiều vi khuẩn trong miệng. Có thể người lớn khả năng miễn dịch và đề kháng tốt sẽ không có những biểu hiện về sức khỏe, nhưng trẻ sơ sinh khả năng miễn dịch thấp, nếu bạn hôn miệng, vi trùng sẽ truyền sang trẻ qua nước bọt mang đến nguy cơ nhiễm trùng.

Vì sự an toàn của con, tránh hôn miệng là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Có nhiều cách để thể hiện tình yêu, không nhất thiết phải là một nụ hôn.

2. Cần phải làm sạch răng miệng cho bé

Trên thực tế, ngay khi trẻ chào đời, bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng, đối với trẻ 0-6 tháng thường chưa mọc răng, bạn có thể lau niêm mạc miệng và nướu cho trẻ bằng gạc ướt sạch sau khi bú và trước khi đi ngủ.

Trong giai đoạn trẻ thay răng sữa (khoảng 4 - 12 tháng tuổi), nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor cho bé, lượng kem đánh răng nên lấy rất ít, dùng bàn chải đánh răng trẻ em có tay cầm rộng và lông mềm. Cần làm sạch răng, miệng, lưỡi để giảm nguy cơ sâu răng cho bé.

3. Đừng ngăn cản tuyệt đối bé gặm tay

Đôi bàn tay nhỏ bé của bé là công cụ để khám phá thế giới. Mút tay là một bản năng bẩm sinh của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, gặm tay là một kênh giúp bé nhận thức thế giới bên ngoài, không chỉ rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt mà còn tăng tốc độ phân biệt chức năng của các ngón tay và thúc đẩy sự phát triển của các cử động tinh tế sau này (như ném đồ vật, viết...). Sự kích thích khi mút, gặm tay là điểm khởi đầu để bé thiết lập kết nối với thế giới bên ngoài.

Gặm tay cũng là biểu hiện của việc trẻ đang tìm kiếm cảm giác an toàn. Khi mẹ không thể dỗ dành và cho con bú kịp thời, trẻ sẽ tự dỗ dành bằng mút tay để tạo cảm giác an toàn cho mình.

Vì vậy, cha mẹ không cần can thiệp vào hành vi gặm của bé. Nhưng cha mẹ hãy nhớ thường xuyên rửa tay cho bé để đảm bảo vệ sinh. Sau 1 tuổi, tần suất mút tay của bé sẽ giảm dần.

{keywords}
 Ảnh minh họa 

4. Đừng kê cao gối cho bé

Khi trẻ mới sinh ra, cột sống thẳng, khi nằm thẳng thì đốt sống cổ và cột sống nằm trên cùng một mặt phẳng nên không cần kê gối. Nếu kê cao gối cho trẻ sẽ không chỉ gây khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ ngạt thở.

{keywords}
 Ảnh minh họa 

Khi bé có thể tự nâng đầu được từ 3 đến 4 tháng thì đường cong cổ bắt đầu hình thành, đến khi bé được 6 đến 7 tuổi đường cong cổ của bé cũng thay đổi dần dần, dùng gối có thể làm ảnh hưởng đến cột sống cổ của bé. Vì vậy hãy điều chỉnh độ cao của gối cho bé tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Để chắc chắn về độ an toàn và nhu cầu khách quan, các bé dưới 1 tuổi nên tránh sử dụng gối.

5. Không nên cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi

Nhiều bậc cha mẹ luôn lo lắng con mình sẽ bị suy dinh dưỡng nếu chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức nên đã cho trẻ ăn cơm canh, rau củ quả từ sớm, tuy nhiên lại không biết rằng hệ tiêu hóa của trẻ trước 4 tháng vẫn còn non nớt. Bổ sung thức ăn bổ sung quá sớm không chỉ gây khó tiêu mà còn làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn.

Nhiều quốc gia công nhận rằng thời điểm tốt nhất để bổ sung thức ăn bổ sung cho trẻ là từ 6 tháng, thời gian cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của trẻ, nhưng không thể sớm hơn 4 tháng.

6. Không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi uống mật ong

Mật ong rất dễ bị nhiễm botulinum, hệ tiêu hóa của người lớn cũng có thể dễ dàng xử lý được, nhưng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, khả năng giải độc của gan kém, bé có thể bị ngộ độc, nặng có thể tử vong.

Vì lý do an toàn, không nên cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi ăn thức ăn có mật ong dưới 1 tuổi.

7. Không thêm muối vào thức ăn bổ sung

Thức ăn tự nhiên rất giàu natri, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu hằng ngày của bé dưới 1 tuổi, do đó không cần thêm muối vào thức ăn bổ sung.

Thận của bé còn non nớt, việc ăn mặn quá sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, đồng thời khiến bé quen với vị nặng, khi trưởng thành nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp và tim mạch sẽ tăng lên rất nhiều.

8. Không nên cho bé xem các thiết bị điện tử

{keywords}
Ảnh minh họa 

Nhìn các thiết bị điện tử quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của bé (gây ra hội chứng khô mắt và cận thị …) mà còn làm giảm sự tương tác giữa bé và gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và phát triển cảm xúc của trẻ.

Vì vậy, Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi xem các sản phẩm điện tử. Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi nên kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị này, tổng thời gian sử dụng trong ngày chỉ khoảng 1 tiếng.

9. Không lắc mạnh trẻ

Lắc mạnh trẻ dễ mắc “hội chứng trẻ bị run”, tức là người lớn lắc mạnh có thể gây tổn thương não cho trẻ.

Do đầu của trẻ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ thể, và cột sống cổ và cơ cổ chưa phát triển hoàn thiện nên không thể nâng đỡ đầu tốt, lắc mạnh sẽ làm cho mô não lắc qua lắc lại trong hộp sọ, và dễ va chạm vào hộp sọ, gây chấn thương não hoặc xuất huyết nội sọ.

Vì vậy, khi bố mẹ dỗ dành bé phải kiểm soát được độ mạnh và biên độ của động tác lắc lư, thường không dùng một số phương pháp nguy hiểm như ném lên không, quay vòng tròn nhanh…

10. Không nên cho bé dùng xe tập đi

Xe tập đi không giúp bé tập đi nhanh hơn mà còn không có lợi cho việc bé tập đi độc lập và kiểm soát thăng bằng, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các cơ.

Đồng thời, nếu chiều cao của xe tập đi quá cao, bé sẽ kiễng chân lên, ảnh hưởng đến tư thế tập đi. Nếu để chiều cao quá thấp, vòm bàn chân sẽ bị xẹp xuống dẫn đến bàn chân bẹt, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của khớp gối và cột sống.

Ngoài ra, tốc độ đi của xe tập đi nhanh, bé khó điều có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, nên cho bé vịn vào các điểm cố định để tập đi.

Hạ Thảo

10 thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ sơ sinh

10 thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho bé trong một số trường hợp dưới đây có thể gây hại đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý!

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Đang cập nhật dữ liệu !