3 công trình, sáng kiến xuất sắc nhất ở giải thưởng Tri thức trẻ vì giáo dục

 Tối 14/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số đơn vị phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2020.

{keywords}
3 công trình, sáng kiến xuất sắc nhất ở giải thưởng Tri thức trẻ vì giáo dục

Phát biểu tại Lễ tổng kết, anh Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhấn mạnh: Giáo dục và đào tạo luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã có những chỉ dẫn hết sức quý báu về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát triển một nền giáo dục toàn diện. “Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” được tổ chức nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, anh Huy cho biết. 

Qua 5 năm triển khai, chương trình đã chứng minh được sự phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng của các công trình, sáng kiến. Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” đã thể hiện được vai trò tạo môi trường để thanh niên, đặc biệt là trí thức trẻ cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Trong 5 năm qua, đã có 2.668 công trình, sáng kiến với 2.822 tác giả đến từ 67 tỉnh, thành đoàn và Đoàn trực thuộc tham gia chương trình trong đó có 1.286 công trình sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, có 634 công trình, sáng kiến sáng tạo chế tạo ra các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập và có 748 công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục với sự tham gia của 2.822 tác giả đến từ 67 tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc.

Sau khi tham gia và đạt giải cao tại chương trình, nhiều công trình đạt giải đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, nhận được sự quan tâm của người học và các thầy cô giáo. Một số công trình, sáng kiến được phát triển dưới sự tư vấn của các chuyên gia đầu ngành và đã đạt được những thành quả nhất định như: Giải thưởng Nhân tài đất Việt, ghi danh vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam; nhiều công trình, sáng kiến nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư và được đưa vào thương mại hóa với quy mô lớn, phục vụ nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng.

Đặc biệt, thông qua cuộc thi đã góp phần nâng cao ý thức về lao động sáng tạo của tuổi trẻ cả nước; nâng cao trách nhiệm, tình cảm của tuổi trẻ đối với ngành giáo dục và đào tạo.

Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Bùi Quang Huy cũng cho biết thêm, trong năm 2020, Chương trình đã tiếp nhận 1.132 công trình, sáng kiến của 1.182 tác giả từ các tỉnh, thành trong cả nước.

Theo đó, sau 5 tháng triển khai chương trình, BTC đã tiếp nhận 1.132 công trình trong đó có 521 công trình, sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học sáng tạp và hiệu quả, 223 công trình, sáng kiến về sáng tạo, chế tạo ra các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, 388 hồ sơ công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.

“So với 4 năm trước, đây là kết quả rất ấn tượng; bước tiến của sự lan tỏa rộng rãi Chương trình trong đối tượng trí thức trẻ. Không chỉ dừng lại ở tăng trưởng số lượng hồ sơ, chất lượng của hồ sơ ngày một nâng cao, các đề tài nghiên cứu còn đưa ra nhiều giải pháp hữu ích; nhiều sản phẩm là công cụ hỗ trợ học tập, giảng dạy được đầu tư nghiên cứu bài bản, có sản xuất vật mẫu, đăng ký bảo hộ quyền tác giả...”, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đánh giá.

BGK sơ khảo đã lựa chọn, giới thiệu 15 công trình, sáng kiến lọt vào vòng chung khảo.

Trong đó, 3 sáng kiến:

Ứng dụng tư vấn hướng nghiệp NobWay của nhóm tác giả Đào Lê Hòa An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Đào Lê Tâm An, Lâm Tùng (Thành phố Hồ Chí Minh);

Thiết bị hỗ trợ công tác dạy nghề trong lĩnh vực điều khiển tự động của tác giả Hà Quốc Trung (Bà Rịa-Vũng Tàu);

Ứng dụng công nghệ vi điều khiển vào cải tiến đồ dùng bộ môn Vật lý của tác giả Lê Thanh Liêm (Hậu Giang) đã xuất sắc vượt qua 1.132 công trình, sáng kiến tham dự chương trình năm 2020 để trở thành các công trình tiêu biểu xuất sắc nhất và nhận về giải thưởng trị giá 100 triệu đồng/công trình, sáng kiến.

Ngoài ra, 12 công trình lọt vào vòng chung khảo còn lại nhận giải thưởng 10 triệu đồng.

Tại Chương trình, Ban Tổ chức cũng trao Giải thưởng cho các tác giả tham gia “Hành trình Tri thức trẻ vì giáo dục” Giải thưởng dành cho các nhà báo, phóng viên có tác phẩm báo chí viết về các công trình, sáng kiến tham gia chương trình.

Cũng theo anh Bùi Quang Huy chương trình sẽ tiếp tục được triển khai ở giai đoạn mới 2021-2025 với kỳ vọng ngày càng có nhiều tác giả công tác ở nhiều lĩnh vực tham gia và cùng lan tỏa ý nghĩa sâu sắc của Chương trình; đồng thời, mong muốn các bạn trẻ với tri thức phong phú, có cơ hội tiếp thu những kiến thức mới của thế giới, bản thân chứa đựng rất nhiều năng lượng, khát vọng, không sợ thất bại hãy là những người tiên phong, phát hiện ra những ý tưởng mới, tích cực tham gia vào quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà.

 N. Huyền 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !