200.000 đồng/kg trâm rừng, muốn mua không dễ
Trâm rừng là món ăn ký ức của nhiều người nên dù giá bán không hề rẻ, nhiều người cũng cố lùng mua để thưởng thức.
Khoảng nửa tháng trở lại đây, TP.HCM xuất hiện một số điểm bán trâm rừng - loại quả mọng có màu tím đậm, vị ngọt xen lẫn chua và chát rất đặc trưng - thu hút nhiều người đi đường ghé mua và chụp ảnh "check-in".
Khách hàng mua trái cây "ký ức tuổi thơ" nhờ người bán chụp hình "check-in"
Tại điểm bán trên đường Lý Chính Thắng (quận 3), trâm rừng có giá 200.000 đồng/kg và được người bán đóng hộp sẵn 250 gram (giá 50.000 đồng) để tiện cho người mua.
200.000 đồng/kg trâm rừng miền Tây
Trên Xa lộ Hà Nội (đoạn gần cầu Sài Gòn), nhiều nơi treo biển bán trâm rừng nhưng thỉnh thoảng mới có hàng. Một thanh niên bán trái cây tại đây có hay dù trâm rừng đang vào mùa nhưng luôn ở tình trạng lúc có lúc không. Khi có hàng thì cũng được giao vài ký, bán cho khách đi đường trong thời gian ngắn là hết.
Tùy theo chất lượng từng đợt hàng mà trâm rừng được thanh niên này bán với giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg.
Khách hàng mua trái cây "ký ức tuổi thơ" nhờ người bán chụp hình "check-in" |
Theo đại diện cửa hàng chuyên đặc sản Bình Định ở đường 52, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, trâm rừng Bình Định vào mùa từ tháng 8. Hiện tại, cửa hàng đang bán trâm rừng miền Tây, mùa từ tháng 4 đến tháng 6.
"Trâm rừng miền Tây quả mọng, vị ngọt, ăn ít vị chát nên được người tiêu dùng rất ưa thích, hỏi mua nhiều. Nhưng đây là quả mọng, rất mau hư khi vận chuyển xa nên khi đưa về TP HCM bị đội chi phí, giá bán cao. Có những lúc hàng về bị dập, không giao được cho khách nên không có nhiều người kinh doanh mặt hàng này vì dễ bị lỗ" - đại diện cửa hàng này giải thích.
Trâm rừng thường được bán cùng với các món "ký ức tuổi thơ" khác như: Thù lù, lê-ki-ma
Những quả trâm chín mọng, màu tím đậm, vị ngọt xen lẫn chua chát. Sau khi ăn vài quả, lưỡi sẽ tím rịm - là "ký ức tuổi thơ" của nhiều người.
Trong khi một số loại trái cây "ký ức tuổi thơ" khác như thù lù (tầm bóp), sim rừng được người dân trồng, chăm sóc để mở rộng diện tích thì cây trâm lại bị giảm số lượng đáng kể do tình trạng đào trâm cổ thụ làm cảnh cách đây vài năm tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Trâm rừng loại cây thân gỗ, trồng lâu năm mới có trái nên loại quả này sẽ còn khan hiếm trong thời gian tới.
Trồng cây đặc sản này, người dân miền núi Quảng Trị thu cả trăm tỷ đồng mỗi năm
Mặc dù xuất khẩu ra nước ngoài tạm ngưng do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng người dân trồng cây đặc sản chuối mật mốc ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn thu về 100 tỷ đồng/năm.
Theo Nlđ