10 quốc gia có IQ bình quân cao nhất thế giới 2017

5 nước đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia có IQ trung bình cao nhất thế giới đều là các đại diện của châu Á.
1. Hồng Kông

Hồng Kông là Đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và có chỉ số IQ trung bình là 107 điểm, con số cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Sinh viên Hồng Kông có kết quả kiểm tra toán học và khoa học cao nhất, chất lượng giáo dục đứng thứ 2 thế giới, sau Phần Lan.

10 quốc gia có IQ bình quân cao nhất thế giới 2017 - ảnh 1

2. Hàn Quốc

Học sinh, sinh viên Hàn Quốc được cho là có óc sáng tạo nhất thế giới. Chính phủ nước này đầu tư rất nhiều cho các dự án nghiên cứu và phát triển giáo dục. Hàn Quốc được cho là có chất lượng mạng Internet nhanh và đáng tin cậy nhất trên thế giới. Điều này là dấu hiệu của việc trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ ở xứ sở kim chi ngày càng được chú trọng. Chỉ số IQ trung bình là 106.

3. Nhật Bản

Giáo dục Nhật Bản nổi tiếng là nghiêm khắc ngay từ cấp bậc tiểu học. Nhưng đó cũng là 1 trong những nguyên nhân đưa đất nước mặt trời mọc trở thành 1 trong những quốc gia có nền khoa học phát triển hàng đầu thế giới. Tỷ lệ biết chữ của người dân Nhật là 99%, cao hơn bất cứ quốc gia nào khác. Tuy chưa có 1 nghiên cứu chính thức nào khẳng định mối liên hệ giữ tuổi thọ và IQ của con người nhưng đây là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất. Chỉ số IQ trung bình của người dân Nhật là 105.

4. Đài Loan

Đài Loan ngày càng chú trọng việc phát triển giáo dục, đất nước này ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Tỷ lệ lớn người dân nước này thông thạo 2 thứ tiếng nhằm mở rộng cơ hội học tập và nghề nghiệp trong tương lai. Chỉ số IQ trung bình là 104.

5. Singapore

Singapore nổi tiếng có sự phát triển vượt trội trong các ngành công nghệ, tài chính và kinh doanh. Sinh viên nước này luôn có thứ hạng thuộc top 1 thế giới trong các kỳ thi toán học và khoa học. Trên thực tế, Singapore đang đứng đầu thế giới về chất lượng sinh viên. GDP cao là 1 trong những tiền đề tuyệt vời giúp đất nước này tập trung phát triển giáo dục và phúc lợi xã hội. IQ trung bình của người dân đạt 103 điểm.

6. Hà Lan

Đất nước có hệ thống giáo dục được cho là tốt nhất thế giới là Phần Lan, tuy nhiên chỉ số IQ trung bình lại ở mức khá khiêm tốn khi đứng ở vị trí thứ 29. Chỉ số thông minh được đánh giá dựa trên khả năng giải quyết vấn đề, tư duy nhạy bén, điều này không phải nhà trường có thể dạy được hoàn toàn. Chỉ số IQ trung bình của Hà Lan là 103.

7. Italia

Nhiều nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của thế giới là người Ý. Đất nước này cũng đóng góp không hề nhỏ trong việc phát triển khoa học và công nghệ của thế giới. IQ trung bình của Italia vào khoảng 102.

8. Đức

Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học, triết học, nghệ thuật người Đức có đóng góp lớn. Ngày nay, người Đức tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong các lĩnh vực khoa học, toán học, công nghệ và kỹ thuật. Đây cũng là cái nôi của 1 số trường đại học lâu đời và uy tín nhất thế giới. GDP trung bình của Đức là 102.

9. Áo

Thực chất 3 quốc gia Italia, Đức và Áo cùng có chỉ số IQ trung bình đạt 102. 3 quốc gia có chung đường biên giới, điều này phần nào chứng minh nền tảng văn hóa tương đồng tác động lớn đến trình độ IQ. Không chỉ vậy, 3 quốc gia này có nền giáo dục tương tự. Áo là 1 trong những đất nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới.

10. Thụy Điển

Thụy Điển có hệ thống giáo dục tốt, chính phủ đầu tư lớn trong việc phát triển trí tuệ và năng khiếu cho người dân. Thụy Điển là nước đứng thứ 2 trong việc người lao động sử dụng máy tính khi làm việc. 75% công nhân sử dụng máy tính phục vụ công việc. IQ trung bình ở Thụy Điển đạt 101 điểm.

Nguồn Dân Việt

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !