Xúc động tiếng hát người khuyết tật

Những thân hình không được lành lặn đủ đầy, nhưng vẫn vẹn nguyên khát vọng được cất lên lời ca tiếng hát. Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc là nơi để người khuyết tật cả nước được hòa nhập.

Đêm mùng 6 tháng 11, tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra đêm khai mạc vòng chung kết khu vực phía bắc Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật toàn quốc lần nhứ nhất với chủ đề “Những trái tim khát vọng”. Đây là đợt thi khu vực cuối cùng sau đợt thi khu vực Phía Nam và Miền Trung – Tây Nguyên đã diễn ra vào cuối tháng 10. 

Vòng thi chung kết Toàn quốc dự kiến sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 11/2014. Chương trình do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và một số cơ quan Trung ương, địa phương phối hợp tổ chức.

“Những trái tim khát vọng” là cuộc thi đầu tiên dành cho người khuyết tật với sự tham gia của 37 đoàn nghệ thuật khuyết tật trên cả nước. Nhằm khích lệ động viên NKT vươn lên góp phần xây dựng đời sống văn hóa, hướng tới cuộc sống vui tươi, phấm khởi, có ích, vơi đi những mặc cảm tật nguyền và hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế NKT (03/12/2014) mà hội nghị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Việt Nam vào cuối tháng 11.

Đây là dịp để NKT trong cả nước thể hiện tài năng, năng khiếu và vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trái tim của những NKT trong cả nước. Cũng thông qua chương trình, người dân cả nước có cơ hội nâng cao nhận thức và đề cao khả năng đóng góp của NKT trong đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế… trong cộng đồng. Đồng thời tuyên truyền tới các cấp, ngành, cộng đồng xã hội cảm thong, chia sẻ và trân trọng tài năng, năng lực của NKT. Chủ đề “Những trái tim khát vọng” cúng chính là thông điệp của chương trình đối với toàn thể xã hội về sức mạnh từ những trái tim không bao giờ tàn phế của NKT, như lời Bác Hồ đã dậy “Tàn nhưng không phế”.

Chứng kiến những người khuyết tật trình diễn những bài hát, điệu múa bằng đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, bằng đôi tai không được nghe tiếng nhạc, bằng những thân hình cao thấp không đều và những khuyết tật khác... người xem không khỏi xúc động và cảm phục sự vươn lên của người khuyết tật Việt Nam. Họ không chỉ vươn lên trong cuộc sống thường ngày mà còn khát khao hòa nhập cùng cộng đồng trong lời ca tiếng hát, trong sự huyền diệu của nghệ thuật. Chỉ có thể hát bằng trái tim, cảm thụ bằng trái tim mới thấm được hết.

Trước giờ khai mạc Vòng chung kết khu vực phía bắc của cuộc thi “Những trái tim khát vọng”. Bà Hoàng Thị Tuyết, Phó chủ tịch Trung ương Hội Bảo trợ NKT và trẻ em mồ côi, Phó Chỉ tịch thường trực BTC cuộc thi trăn trở: “Khi xây dựng chương trình và cho đến tận thời điểm này, Ban tổ chức gặp phải rất nhiều khó khăn bởi việc tham gia một chương trình nghệ thuật như thế này gặp nhiều khó khăn do những hạn chế của các diễn viên, các đoàn. Nếu không có sự hỗ trợ thì các diễn viên sẽ không thể tham gia. Cuộc thi có tới 80% kinh phí từ nguồn xã hội hóa, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nhỏ kinh phí cho chương trình. BTC chương trình phải vừa tổ chức, vừa vận động tài trợ từ các thành phần, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Cũng may, đến nay đã hoàn thành vòng thi khu vực với kết quả tốt, sau vòng thi này sẽ chọn được 11 đội tham gia vòng chung kết tại Hà Nội tới đây…”. 

Bà Tuyết cũng hi vọng chương trình sẽ được tổ chức thường niên trong tương lai, có được sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, tác động tích cực tới nhận thức của công đồng và các thành phần xã hội trong việc hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ NKT trong cuộc sống. Tạo điều kiện cho NKT có cuộc sống vui vẻ, tự tin và đóng góp tích cực vào đời sống văn hóa, xã hội cho cộng đồng./.

Một số hình ảnh xúc động của Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ nhất:

Xúc động tiếng hát người khuyết tật - ảnh 1

Những người khiếm thị trình bày hát then, hát nàng ới với phần đệm đàn tính đậm đà bản sắc dân tộc Tày Cao Bằng.

Xúc động tiếng hát người khuyết tật - ảnh 2

Dù trong hoàn cảnh thiệt thòi, khuyết tật nhưng các tiết mục tham gia dự thi vẫn truyền tải những kỹ thuật, năng khiếu và thông điệp cuộc sống có sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm.

Xúc động tiếng hát người khuyết tật - ảnh 3

Điệu múa “Ngày mùa bội thu” biên đạo theo điệu múa cổ của người Lô Lô ở Cao Bằng.

Xúc động tiếng hát người khuyết tật - ảnh 4

Tiết mục của các em học sinh khiếm thính Thái Nguyên.

Xúc động tiếng hát người khuyết tật - ảnh 5

Tiết mục của các em học sinh khiếm thính Thái Nguyên.

Xúc động tiếng hát người khuyết tật - ảnh 6

Tiết mục hát múa của các em học sinh khiếm thính Bắc Ninh phải có giáo viên ra ký hiệu dưới sân khấu do các em không nghe được nhạc (Ảnh: Thành Kông)

Vũ Thành Kông

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !