Xúc động câu chuyện nữ bác sĩ chỉ còn một chân truyền lửa cho những người khuyết tật

Bị tai nạn giao thông bất ngờ và mất đi 1 chân, nữ bác sĩ trẻ Bế Thị Băng (Cao Bằng) tưởng chừng như cánh cửa tương lai đóng lại. Tuy nhiên, lúc tuyệt vọng nhất Băng đã tìm lại được niềm vui cho mình.

Hình ảnh của Băng tại buổi chia sẻ với bệnh nhân của Viện huyết học và truyền máu trung ương.


Từ tai nạn và quán quân vầng trăng khuyết

Năm 2012, trong một lần đi làm về, Băng bị một chiếc xe container đâm vào. Băng tỉnh lại 4 ngày sau với chân phải cụt đến háng, chân trái đang hoại tử dần, khả năng sống của cô được tiên lượng chỉ... 5%. Bác sĩ đã nói với bố của cô khả năng khó qua khỏi sau tai nạn. Với bố của Băng thì “nó không thể chết được”.

Băng đã sống sót qua tai nạn khủng khiếp đó. Rời giường bệnh về nhà, đó là khoảng thời gian hết sức kinh hoàng với cô gái trẻ. Nghĩ về tương lai, Băng chỉ một màu xám xịt. Một lần, nghe mẹ kể ra đường mẹ chẳng dám nhìn ai. Những lời bâng quơ, thương hại của dân làng khiến Băng nghĩ thương bố mẹ. Bố mẹ cho Băng một hình hài hoàn thiện mà chỉ sau tai nạn đã cướp của cô một chân. Băng nghĩ rằng mình không thể mãi tuyệt vọng, tự ti như thế được.

Cô phải cố gắng chiến thắng số phận.

Cô phải cố gắng chiến thắng số phận. 25 tuổi, cô lại bắt đầu tập đi lại từ đầu.Nhưng lần tập đi này quá khó với Băng khi chỉ còn một chân, cô phải lấy lại thăng bằng. Khi biết đi lại được, tìm được công việc cũng không dễ dàng.

Có phòng khám nhận Băng về làm nhưng chỉ vì tình thương và làm không lương. May mắn giám đốc phòng khám cũ của Băng đã gọi điện mời cô về làm lại. Nữ bác sĩ trẻ như được tiếp thêm nghị lực về nghề nghiệp. Nhờ đó, 3 năm sau Băng chung vốn với bạn mở phòng khám mới.

Những ngày sau tai nạn, cô chỉ dành cho công việc và quên đi mọi chuyện tình cảm cá nhân. Có lúc, Băng thấy cuộc sống như thế thật tẻ nhạt. Cô nhớ lại đam mê thuở nhỏ của mình là múa. Băng bắt đầu tập múa lại

Kiên trì luyện tập, qua cái bóng trên sân thượng, Băng đã nhìn thấy đôi tay mình mềm hơn, cái lắc hông quyến rũ. Sân thượng cũng ghi dấu những cú ngã tự do thâm tím mông, để rồi sau đó cô học được cách giữ thăng bằng, nhảy hay xoay người chỉ với một chân. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, vào 18/4, Băng đã dành quán quân giải Vầng trăng khuyết.

Băng tâm sự từ khi giành giải quán quân cuộc sống của cô vui hơn rất nhiều vì Băng đã có rất nhiều bạn bè yêu mến em đến từ khắp mọi miền tổ quốc, không riêng các bạn trẻ mà còn có cả cô chú trung tuổi và lớn tuổi.

Qua chương trình vẻ đẹp Vầng trăng khuyết Băng đã có cơ hội để gửi đi được 1 thông điệp nhỏ từ bản thân mình, cô luôn hi vọng sẽ giúp cho được những người cùng cảnh ngộ như mình và những bạn không may mắn trong cuộc sống cảm thấy yêu đời và sống vui vẻ hơn.

Hạnh phúc cùng người chồng ngoại quốc

Với người phụ nữ 1 chân ai cũng nghĩ đó thật sự là 1 thiệt thòi lớn, bởi là phụ nữ ai cũng muốn được hoàn thiện, được xinh đẹp, dáng phải cao, 2 chân phải thon gọn dài, nuột nà lành lặn không 1 vết sẹo...

Nhưng với Băng cũng như những người cùng cảnh ngộ khác, khi chỉ có 1 chân hẳn là 1 khó khăn và thiệt thòi rất lớn đói với họ, không những ở vẻ bên ngoài, trong công việc mà còn làm ảnh hưởng đến tình yêu và sự ngăn cấm bởi khiếm khuyết đến từ gia đình... Vậy nên chắc chắn họ phải cố gắng hơn rất nhiều so với những người khác.

Nhưng so với bản thân Băng, từ khi bị tai nạn cô thấy mình như 1 cuộc đời mà có tới 2 cuộc sống. Nữ bác sĩ luôn cười vì cô nghĩ rằng “cuộc đời này có mấy ai là trọn vẹn, vì vậy em cũng phải cố gắng để sống cuộc đời không trọn vẹn của em 1 cách trọn vẹn nhất”.

Từ tai nạn và quán quân Vầng trăng khuyết

Vào năm 2016, một lần ra sân bay tiễn bạn Băng gặp một người đàn ông ngoại quốc làm quen và nói chuyện nhờ chỉ đường. Hai ngày sau, khi đang một mình lượn hồ Tây, Băng chạm phải một đôi mắt đang nhìn mình, để rồi nhận ra người từng gặp gỡ.

Từ đó, Băng và Oturak Be, người đàn ông ngoại quốc vô tình gặp ở sân bay hay nói chuyện với nhau nhiều hơn. Oturak Be ngạc nhiên khi biết cô chỉ có 1 chân nhưng vẫn còn biết bơi, biết múa. Băng giới thiệu kênh youtube với các điệu nhảy của mình cho Oturak Be xem và anh hết sức ngưỡng mộ.

Băng đưa Oturak Be về quê mình du lịch khám phá quê hương Cao Bằng. Rồi khi Oturak Be quay trở về Đức, anh đã gửi thư cầu hôn cô.

Tuy nhiên, Băng mặc cảm vì chỉ có 1 chân cô chỉ nhắn "Em không xứng đáng". Bực vì câu nói ấy, anh gửi lại một email dài, trong đó có đoạn: "Cái câu xứng đáng đấy ở nước ngoài là một từ xấu. Em tự tin, em xinh đẹp, em quyến rũ, em phải hiểu em xứng đáng với tất cả. Đừng bao giờ nói lại từ đó với anh nữa".

Người nước ngoài họ cởi mở, không phân biệt người khuyết tật nên Băng tin rằng Oturak nói thật lòng và cô nhận lời với anh.

Bố Băng cũng động viên con gái. Ông đã nhận ra chàng trai này có thể chăm sóc cho con mình khi anh giơ hai bàn tay che chắn để cô không bị ngã trên đường đất trơn trong lần đầu tiên về chơi nhà.

Cuối năm 2017 họ kết hôn. Lúc này Băng mới biết chồng mình là một giáo sư Toán học. Chồng Băng về Đức công tác và cứ 3 tháng anh lại sang Việt Nam 1 lần thăm cô. Nhưng với Băng khoảng cách địa lý không là gì vì ngày nào cô và chồng cũng kết nối với nhau.

Mỗi ngày thời gian trôi qua cũng rất nhanh bởi vì công việc của Băng bận và cả cô và chồng đều không có thời gian để nghĩ về những vấn đề tiêu cực khác nữa.

Hiện tại, Băng đang tranh thủ đi học lại ngôn ngữ Đức. Trong tương lai Băng cũng muốn bản thân mình sẽ làm được nhiều việc có ích hơn, lan tỏa được nhiều nghị lực hơn nữa cho những người khuyết tật, những người không may mắn, cho những trẻ em cơ nhỡ và những trẻ em là nạn nhân của tai nạn giao thông.

Băng tâm sự nếu sang Đức đoàn tụ với chồng, cô vẫn muốn duy trì công việc hiện tại của mình để có thể độc lập về kinh tế, cô không muốn mình trở thành gánh nặng cho ai.

Băng với vũ điệu bốc lửa truyền cảm hứng cho các bệnh nhân tại Viện huyết học và truyền máu trung ương

 






Khánh Ngọc

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !