Xem ‘hàng khủng’ của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga
Những quả tên lửa đạn đạo đời đầu tiên của Lực lượng này hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng của Học viện quân sự Peter đại đế.
Thiếu tướng Sergei Karakayev, Chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược cho biết, các loại tên lửa đạn đạo của quân đội Nga còn lại từ thời Liên Xô sẽ vẫn còn khả năng phục vụ cho đến năm 2021. (Ảnh: Chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-18 (UR-100N UTTKH) SS-19/Stiletto tại Trung tâm vũ trụ Baikonur)
R-36 Voyevoda/SS-18 Satan là một trong những loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất và nổi tiếng nhất của quân đội Nga. Loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn đơn hoặc đầu đạn đa mục tiêu. Ảnh: Bệ phóng tên lửa RS-20 Voyevoda.
Một tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol/SS-25 Sickle đang diễu hành qua Quảng trường Đỏ trong Ngày Chiến thắng (9/5).
Một tổ hợp RT-2PM Topol/SS-25 Sickle được trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng tên lửa chiến lược.
Tính đến năm 2012, các thế hệ tên lửa mới như Topol-M/SS-27 Sickle B và RS-24 Yars/SS-29 đã chiếm khoảng 1/3 tổng lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Nga. (Ảnh: Một tổ hợp tên lửa RS-24 Yars/SS-29 trên bệ phóng di động).
Mặc dù những thông tin về tên lửa RS-24 Yars/SS-29 vẫn còn được giữ bí mật nhưng một số nguồn tin cho biết, loại tên lửa này được trang bị đầu đạn nhắm đa mục tiêu độc lập và tầm bắn lên tới 11.000 km. Nhà sản xuất của hệ thống tên lửa này khẳng định không có loại lá chắn tên lửa nào hiện nay có thể đánh chặn được Yars.