Xem gì trong đợt phóng vệ tinh của Triều Tiên?

Năm ngày vàng của đợt phóng vệ tinh đã bắt đầu từ ngày hôm qua, như vậy có nghĩa cho đến thứ hai tuần tới, việc phóng tên lửa này cũng có thể tiến hành bất kể ngày nào khi điều kiện kỹ thuật và thời tiết cho phép. Vậy những chi tiết nào cần bao quát hệ đợt phóng này?

Xem gì trong đợt phóng vệ tinh của Triều Tiên?

Hành trình bay dự kiến của tên lửa Triều Tiên

Thế giới nín thở nghe ngóng từ Triều Tiên

Xem gì trong đợt phóng vệ tinh của Triều Tiên?

Tất cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi thời điểm Triều Tiên phóng vệ tinh vào quỹ đạo.

Mỹ và các nước đã lên án đợt phóng này chính là để thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa. Triều Tiên thì nói rằng đó chỉ là đơn thuần tìm cách đẩy vệ tinh vào quỹ đạo. Còn các chuyên gia thì nói đó có thể là kết hợp cả hai vì các công nghệ gần gần giống nhau. Dưới đây là một số chi tiết có thể để ý khi thời điểm đếm ngược bắt đầu.

Bay vào qũy đạo

Tên lửa đẩy "Unha-3" có ba giai đoạn hay có thể gọi là 3 phần. Nếu mọi việc suôn sẻ, phần một sẽ đốt cháy và rơi xuống vùng biển gần bờ biển phí Tây của Hàn Quốc trong khoảng 2 phút. Phần hai sẽ tách rời khoảng 4 đến 6 phút sau khi tên lửa rời bệ phóng và rồi các mảnh vỡ sẽ toé rơi xuống Thái bình dương vùng phía Bắc Philippines. Phần ba sẽ đốt cháy trong không trung sau khi đẩy vệ tinh vào qũy đạo.

Toàn bộ quá trình này sẽ diễn ra trong vòng 10 phút. Vệ tinh sau đó sẽ đi vào qũy đạo gần bắc cực quay đồng bộ với mặt trời. Như vậy có nghĩa là nó sẽ cùng đi qua một điểm trên trái đất tại cùng một thời điểm mỗi ngày. Ở độ cao 500km mà Triều Tiên công bố, thì vệ tinh này sẽ đi theo quỹ đạo tầm thấp cùng qũy đạo với hầu hết các vệ tinh nhân tạo khác đang hoạt động.

Qũy đạo

Cả các giáo sư và những nhà quan sát vệ tinh không chuyên đều thắc mắc về những tính toán của Triều Tiên. Từ những dữ liệu mà Bình Nhưỡng cung cấp, họ đã suy ra rằng tàu thăm dò sẽ không thể đến được quỹ đạo mà không tiến hành các động tác định hướng khó khăn ngay sau khi rời bệ phóng. Một chuyên gia nói rằng tên lửa đẩy sẽ che bao trùm một vùng biển bờ phía Đông Trung Quốc, gần Thượng Hải, bay qua Đài Loan và "rũ bỏ" phần hai của nó xuống biển cách bờ biển phía Bắc của Philippines 50km.

Nhật và Hàn Quốc nói họ sẽ bắn hạ tên lửa này nếu nó đi chệch hướng và tiến vào lãnh thổ của hai nước này.

Vệ tinh

Vệ tinh có cỡ như một chiếc tủ lạnh với các tấm năng lượng mặt trời và lá vàng để bảo vệ các thiết bị. Cao khoảng 1m và nặng 100kg. Vệ tinh "Ngôi sao sáng 3" được thiết kế để dùng vào việc theo dõi thời tiết, thu thập thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên và nông nghiệp. Các chuyên gia nói rằng vệ tinh này và các anh chị Ngôi sao sáng 1 và 2 có thể được phát triển với sự trợ giúp của Trung Quốc. Có vẻ như vệ tinh mới nhất sẽ không thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ một lúc vì nó quá nhỏ và Triều Tiên đã không có các thông số theo dõi các nhiệm vụ đơn giản hơn.

Bài ca không gian

Bình Nhưỡng nói rằng vệ tinh sẽ phát sóng về các đợt ca múa nhạc ca ngợi lãnh tụ khai sáng ra Triều Tiên, ông Kim Nhật Thành. Nước này nói Ngôi sao sáng 1 và 2 được phóng vào năm 1998 và 2009 cũng đã làm được những việc tương tự. Tuy nhiên, chưa bao giờ có đợt phát sóng nào như vậy được công chiếu và thậm chí cũng không có bằng chứng cụ thể nào nói rằng hai vệ tinh này đã đi vào được qũy đạo.

Nếu các đợt phát sóng trên dải băng tần UHF và x-band thành công thì phía Tây Úc sẽ là nơi đầu tiên nhận được những tính hiệu này chỉ trong vòng 20 phút. khu vực bờ biển phía Tây của Nam Mỹ sẽ là những địa điểm bắt được sóng tiếp theo và kế tiếp là bờ biển phía Đông của Mỹ. Triều Tiên sẽ nhận được tín hiệu sớm nhất là 12 tiếng sau đó.

Hoa Tạ

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !