Xây dựng xã hội học tập phải trở thành phong trào phát triển rộng rãi

Vừa qua, Hội Khuyến học đã tổ chức hội nghị chuyên đề: "Công tác thi đua khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập".

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và rất đồng tình ủng hộ phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập bởi đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Bên cạnh đó, phong trào còn giúp nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ trong các cơ sở giáo dục) trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Tổ chức phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, thiết thực nhằm vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào học tập suốt đời để xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác.

Theo đó, dự kiến phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, đơn vị và doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Nếu thực hiện được cuộc thi đua này, chắc chắn trình độ của nhân dân sẽ được nâng lên, trí tuệ phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được bồi đắp và năng suất lao động sẽ nâng cao, lợi ích mang lại rất lớn.

{keywords}
Khuyến học phải trở thành phong trào (ảnh minh họa)

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Phạm Tất Dong, cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam cho biết hiện có ba vấn đề cốt lõi cho thấy cần một cuộc vận động quần chúng rộng lớn trong cả nước về xây dựng xã hội học tập.

Thứ nhất, sự nghiệp chúng ta đang muốn phát triển phải gắn bó, quan hệ mật thiết với sự hưng thịnh, sự sống còn của xã hội trong một giai đoạn nhất định. Đây là điều kiện cơ bản. Chẳng hạn, sau Cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "chống giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm". "Giặc" là vấn đề nếu không diệt được, không thắng được sẽ chết, do đó mới có phong trào toàn quốc chống giặc dốt.

Thứ hai, sự nghiệp đó đang thể hiện được xu thế chung của thế giới hiện nay, tiếp cận với những xu thế vĩ mô của sự phát triển xã hội trên thế giới. Như phong trào "xã hội học tập", hầu như tất cả quốc gia tiến bộ đã đi và đi trước Việt Nam rất xa. Nếu chúng ta không làm điều này sẽ cực kỳ lạc hậu, tụt hậu hơn nữa, bởi vậy đòi hỏi phải có phong trào quần chúng rất rộng rãi.

Thứ ba, sự nghiệp đó phải hướng tới những mục tiêu cách mạng triệt để. "Sau nhiều năm làm nghiên cứu lý luận về xã hội học tập, tôi cho rằng xã hội học tập là một cuộc cách mạng giáo dục triệt để. Nếu như chúng ta có được một xã hội học tập, toàn bộ phương châm, nguyên tắc, triết lý về giáo dục sẽ thay đổi hẳn. Ví dụ, có một nền giáo dục mở, sẽ có quan điểm chỉ đạo để rất nhiều ngành học, lĩnh vực học phải cho nhân dân "với tay tới", mọi rào cản đều được gỡ bỏ", GS Dong nói.

Ông khẳng định, 3 yếu tố trên đã xứng đáng để tạo nên một phong trào toàn dân thực hiện sự nghiệp xây dựng xã hội học tập.

Theo Hội Khuyến học Việt Nam, trong những năm qua, Hội cùng Bộ Giáo dục đào tạo đã có nhiều cố gắng triển khai các nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập. Song, kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Chất lượng nguồn nhân lực tuy được nâng lên, nhưng vẫn còn ở cung bậc thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng 7,64% so với Singapore, gần 20% của Malaysia, gần 38% của Thái Lan và gần 46% so với Indonesia.

Những số liệu trên đặt cạnh công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, khát vọng một Việt Nam hùng cường,... mới thấy chúng ta đã bỏ phí nhiều năm trên con đường phát triển. Nguyên nhân phần nhiều do thiếu một nền giáo dục mở, thực học, thực hành; học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập chưa trở thành "lẽ sống", nhu cầu hàng ngày của người dân; chưa trở thành phong trào mang tính quốc gia, toàn dân, toàn diện; chưa có sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Bởi vậy, rất cần thiết có một phong trào thi đua trên bình diện cả nước, thúc đẩy sự học suốt đời trong nhân dân. Đây cũng là cách tốt nhất thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị và đóng góp không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hùng cường theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII.

Hoàng Thanh

Bộ GD-ĐT: Bắt chước mạng, nhiều học sinh gây tổn thương bản thân

Sáng 8/6, Bộ GD-ĐT tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục.

Thi lớp 10 Hà Nội: 7 thí sinh gãy tay, gãy chân phải hỗ trợ

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10 và 11/6. Theo Sở GD-ĐT Hà Nội có 7 thí sinh thuộc diện gãy tay, gãy chân cần được hỗ trợ khi tham gia kỳ thi tuyển sinh này.

Hà Nội dự kiến chi hơn 250 tỷ đồng nâng cấp Trường THPT Chu Văn An

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) dự kiến chi 251,6 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An.

Bị 8 bạn cùng trường đánh nhập viện, nam sinh lỡ kỳ thi lớp 10

Sau khi bị một nhóm bạn đánh hội đồng, nam sinh Trần Văn V. phải nhập viện điều trị, không thể tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Đi tắm biển nam sinh lớp 9 bị đuối nước, tử vong

Trong lúc cùng nhóm bạn đi chơi, nướng đồ ăn trên biển, em T. xuống tắm và bị đuối nước. Thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy ngay trong đêm.

Vụ học sinh lớp 4 tử vong ở Hải Dương: Phát hiện sự cố về điện

Khu vực học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) ngã xuống bất tỉnh đã có sự cố rò rỉ điện từ hệ thống màn hình LED ra khung với mức điện áp đo được là 220V.

Bí thư đoàn xã cõng nữ sinh khuyết tật vào phòng thi lớp 10

Một nữ sinh tại Nghệ An mắc căn bệnh xương thuỷ tinh, teo cả 2 chân được các tình nguyện viên tận tình giúp đỡ, đưa đón trong suốt quá trình tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2

Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Đang cập nhật dữ liệu !