WMO sắp hết tên để đặt cho bão năm 2020

Các cơn bão trong năm ở khu vực Đại Tây Dương thường có tên bắt đầu theo thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, danh sách tên năm nay đã gần cạn kiệt.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO, thuộc Liên Hợp Quốc), ngày 15/9 cho biết số lượng bão Đại Tây Dương và bão nhiệt đới năm nay nhiều bất thường, khiến thế giới không còn tên để gọi những cơn bão tiếp theo.

Các cơn bão thường được đặt tên có chữ cái đầu theo thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, năm nay, danh sách tên đã gần cạn.

het ten bao anh 1

Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết chỉ còn duy nhất tên "Wilfred" là chưa được sử dụng trong năm nay. (Ảnh: NOAA)

Clare Nullis, phát ngôn viên của WMO, nói: “Mùa bão Đại Tây Dương năm 2020 đang hoạt động mạnh đến mức dự kiến ​​làm cạn danh sách tên bão thông thường. Nếu điều này xảy ra, bảng chữ cái Hy Lạp sẽ được sử dụng để đặt tên, và đây là lần thứ hai (trong lịch sử)”.

Trong các mùa bão hàng năm, thường kéo dài từ đầu tháng 6 đến hết tháng 11, các cơn bão được đặt xen kẽ tên nam và nữ. Năm nay, hai cơn bão đầu tiên bắt đầu bằng Arthur và Bertha.

Việc đặt tên cho các cơn bão nhằm giúp mọi người dễ nhận diện chúng hơn khi đọc tin tức cảnh báo.

Mỗi tên bão đều được WMO giám sát và chúng chỉ được đặt lại sau mỗi sáu năm. Tuy nhiên, đối với những cơn bão đặc biệt nguy hiểm, tên của chúng sẽ được “nghỉ hưu” và thay thế bằng tên khác.

Danh sách tên sử dụng chữ cái đầu là 21 trong số 26 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh, do rất khó tìm thấy các tên dễ nhận biết bắt đầu bắt chữ Q, U, X, Y và Z trong các tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan. Đây là những ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng ở khu vực Đại Tây Dương và vùng Caribbean (thường bị ảnh hưởng bởi bão Đại Tây Dương).

Năm nay, chỉ còn Wilfred là chưa được sử dụng cho tới thời điểm hiện tại. Điều này đồng nghĩa WMO sắp phải sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho những cơn bão còn lại trong năm nay.

Những ngày gần đây, tình hình khí tượng tại khu vực Đại Tây Dương diễn ra khá phức tạp. Các cơn bão gần đây nhất tại khu vực này là bão Paulette quét qua Bermuda vào ngày 14/9, áp thấp nhiệt đới Rene hiện đã tan, bão Sally vào ngày 15/9 gây ra lũ quét trên bờ biển phía nam nước Mỹ, bão nhiệt đới Teddy cũng đổ bộ vào ngày 15/9, và bão nhiệt đới Vicky vẫn đang di chuyển trên Đại Tây Dương.

Ông Nullis cho biết: “Hiện có năm xoáy nhiệt đới trên lưu vực Đại Tây Dương cùng lúc. Con số này đã đạt kỷ lục được thiết lập vào tháng 9/1971”.

Bảng chữ cái Hy Lạp chỉ mới được sử dụng duy nhất một lần trước đây vào năm 2005. Có đến sáu chữ cái đã được sử dụng là Alpha, Beta, Gamma, Delta, Epsilon và Zeta. 2005 cũng là năm đặc biệt với các cơn bão tàn khốc Katrina, Rita và Wilma. Ba cái tên này đều đã được cho “nghỉ hưu”.

Theo zingnews.vn

Tin mới nhất về bão số 5 (bão Noul): Bão tăng cấp, áp sát ven biển trong đêm nay
Hồi 07 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,4 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 18/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam với sức gió mạnh nhất cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13 và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng sóng cao từ 3-5m kết hợp với nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m gây ngập úng các khu vực đầm phá, vùng trũng cửa sông, ven biển.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3, riêng vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Nam cấp 4.

 

Lý giải nguyên nhân bão số 1 đi lệch so với những dự báo trước đó

Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 1 cách Quảng Ninh khoảng 140km, tiến nhanh về đất liền

Dự báo hôm nay bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ, nhiều nơi mưa to đến rất to và có nguy cơ sạt lở đất, ngập úng.

Bão số 1 đang đạt sức mạnh lớn nhất, hướng về Quảng Ninh- Hải Phòng

Bão số 1 giật cấp 15, đạt cường độ lớn nhất, cách bán đảo Lôi Châu khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Khoảng 16h ngày 18/7, bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng

Dự báo thời tiết 17/7: Miền Bắc ngày nắng gắt, từ đêm bắt đầu mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc và Trung Bộ vẫn nắng nóng đến gay gắt vào ban ngày; nhưng từ đêm, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 1, sẽ có mưa to đến rất to.

Bão số 1 tăng cấp, hướng vào Bắc Bộ

Bão số 1 tăng thêm một cấp so với hôm qua. Dự báo bão di chuyển với tốc độ 10-15km/h và sẽ tiếp tục tăng cấp.

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, 2 kịch bản khi mạnh lên thành bão

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão số 1.

Dự báo thời tiết 14/7: Nắng nóng miền Bắc còn gay gắt, từ chiều tối mưa dồn dập

Dự báo thời tiết ngày 14/7, nắng nóng giảm dần ở miền Bắc, từ chiều tối có mưa giông diện rộng. Riêng Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa liên tiếp vào chiều tối.

Miền Bắc sắp mưa lớn, có thể kèm gió giật mạnh sau chuỗi ngày nắng nóng

Mưa bắt đầu xuất hiện ở vùng núi miền Bắc sau đó mở rộng ra toàn khu vực với lượng lớn đến 150mm. Sau chuỗi ngày nắng nóng ròng rã, trong cơn mưa đề phòng giông, lốc và gió giật mạnh.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng hầm hập rồi mưa mát vào cuối tuần

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, trong 1-2 ngày đầu, nắng nóng hầm hập tiếp diễn. Đợt nắng nóng này sẽ kết thúc vào cuối tuần, từ 15/7 trời mát và có lúc có mưa.

Thời tiết Hà Nội 12/7: Nắng nóng cao điểm nhất cả đợt, vượt ngưỡng 38 độ

Dự báo thời tiết Hà Nội 12/7, nắng nóng đến gay gắt tiếp diễn với nền nhiệt ở mức cao điểm, vượt ngưỡng 38 độ; ban đêm ít khả năng xảy ra mưa giông.

Đang cập nhật dữ liệu !