Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư

Ở nơi đó, 100 tuổi vẫn được xem ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 trông trẻ như 40 và suốt 900 năm qua chưa từng có ai mắc ung thư.

Bộ tộc Hunzas có khoảng 30.000 người, sống dọc theo dãy núi Himalaya ở mũi phía bắc của Ấn Độ. Họ sống trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000m so với mặt nước biển.

Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư - ảnh 1

Ở đó, khoảng cách cha con có thể lên tới 90 tuổi. 100 tuổi vẫn được coi ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 tuổi trông trẻ như mới ngoài 40. Những cụ ông, cụ bà 130 tuổi vẫn lao động hăng say và nhiều người sống tới 145 tuổi.

Người Hunzas có sức khoẻ rất tốt, miễn nhiễm với các căn bệnh đương đại như béo phì, tim mạch, tiểu đường... Đặc biệt, trong suốt 900 năm qua, nơi đây không ai mắc ung thư. Vậy bí quyết của họ là gì?

Ăn uống thanh đạm, 2 bữa/ngày

Triết lý ăn uống của người Hunzas là “hãy coi thức ăn là thuốc tốt nhất”. Chế độ ăn của bộ tộc này tương tự như chế độ ăn kiêng của Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, người đã sống hơn 2000 năm trước ở Hy Lạp cổ đại.

Người dân nơi đây ăn uống thanh đạm, do tác động lớn của điều kiện khí hậu và địa lý. Mọi người chỉ ăn 2 bữa/ngày, bữa đầu vào lúc 12h trưa.

Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư - ảnh 2

Trong khi đó, người dân thường dậy từ rất sớm để làm việc chăm chỉ và tiêu tốn nhiều calories. Điều này khác biệt hoàn toàn với các khuyến cáo về tầm quan trọng của bữa sáng thịnh soạn.

Không giống như hầu hết chúng ta, người Hunzas ăn uống chủ yếu để đủ duy trì sức khỏe hơn là thoả mãn vị giác.

Bữa ăn không quá cầu kỳ mà sử dụng hoàn toàn các thực phẩm tự nhiên bao gồm trái cây, rau quả như cà rốt, củ cải, rau chân vịt, bí, rau diếp, táo, lê, đào, mơ, mâm xôi... cùng các loại ngũ cốc lúa mạch, kê và lúa mì... Trong đó rau củ chủ yếu ăn sống hoặc chần sơ.

Mọi thứ đều tươi, sạch nhất có thể, không qua chu trình bảo quản phức tạp. Trong khu vườn của người Hunzas, không có bất kỳ hoá chất, phân bón nào, nếu sử dụng sẽ bị coi là chống lại luật của Hunzas.

Người Hunzas chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt quan trọng như đám cưới hay lễ hội, và mỗi người chỉ dùng 1 miếng nhỏ.

Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư - ảnh 3

Họ cũng ăn nhiều sữa chua. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó... thường chiếm phần lớn trong bữa ăn bên cạnh loại bánh mỳ đặc biệt làm từ lúa mì, hạt kê, kiều mạch, lúa mạch chưa qua tinh chế.

Hàng ngày, người Hunzas uống nước tan chảy từ các dòng sông băng, thứ nước có nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Nghiên cứu của các bác sĩ tại Pakistan cho thấy đàn ông Hunzas trưởng thành chỉ tiêu thụ 1.900 calo, 50g protein, 36g chất béo và 354g carbohydrate mỗi ngày, chủ yếu từ các nguồn protein và chất béo có nguồn gốc thực vật.

So với người phương Tây, lượng protein chỉ bằng 1/2, lượng calo và carbohydrate bằng 1/3.

Ngủ từ chập tối

Người Hunzas thường đi ngủ từ chập tối và bắt đầu dậy làm việc từ lúc 5h sáng với tốc độ ổn định, tránh bị kiệt sức.

Một phần ngủ sớm vì họ không có điện, dầu, phần vì muốn hấp thụ ánh sáng mặt trời, hoà nhập với thiên nhiên.

Đi bộ, tập thể dục hàng ngày

Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư - ảnh 4

Một yếu tố khiến người Hunzas dẻo dai là hàng ngày dành nhiều giờ đi bộ 15-20km dọc theo các con đường núi dốc. Họ coi đây là bài tập thể dục để tận dụng không khí thanh khiết.

Ngoài tập thể dục hàng ngày, người Hunzas còn thực hành một số kỹ thuật yoga cơ bản, đặc biệt là thở yoga theo phương thức chậm, sâu, sử dụng toàn bộ khoang ngực.

Đây là phương pháp thư giãn tuyệt vời, là chìa khoá của sức khoẻ.

Ăn uống tự nhiên và lối sống lành mạnh là tất cả những gì để người Hunzas không stress, khoẻ mạnh, không mắc ung thư, sống thọ và hạnh phúc.

Nguồn VNN

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !