Vụ máy bay Malaysia mất tích: Điều tra khả năng bị khủng bố

Kể từ khi mất tích vào rạng sáng 8/3, tung tích chiếc máy bay của Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a thực hiện chuyến bay mang mã hiệu MH370 từ Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) đi Bắc Kinh (Trung Quốc) vẫn là điều bí ẩn.

Kể từ khi mất tích vào rạng sáng 8-3, tung tích chiếc máy bay Boeing 777-200ER của Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a thực hiện chuyến bay mang mã hiệu MH370 từ Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) đi Bắc Kinh (Trung Quốc) vẫn là một điều bí ẩn.

FBI hợp tác điều tra

Ngày 9-3, truyền thông Mỹ đưa tin Cục Điều tra liên bang (FBI) đang cử các đặc vụ và chuyên gia kỹ thuật tới hỗ trợ điều tra vụ mất tích máy bay của Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a. Trong số 239 người trên chuyến bay có một số hành khách mang quốc tịch Mỹ. Phát biểu trước báo giới, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, các đặc vụ FBI có mặt ở Đại sứ quán Mỹ tại Cu-a-la Lăm-pơ đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Trong khi đó, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cũng đã cử một nhóm chuyên gia tới châu Á để hỗ trợ cuộc điều tra.

Vụ máy bay Malaysia mất tích: Điều tra khả năng bị khủng bố - ảnh 1

Tình nguyện viên cứu hộ và các tổ chức tôn giáo cầu nguyện cho những hành khách trên chuyến bay MH370. Ảnh: Roi-tơ.

Liên quan đến công tác điều tra vụ máy bay mất tích nói trên, Bộ trưởng Giao thông vận tải Ma-lai-xi-a Hi-xa-mu-đin Hu-xen (Hishammuddin Hussein) cho biết, nước này đang điều tra mối liên hệ khủng bố trong vụ mất tích của chuyến bay MH370 và các điều tra viên đang tìm hiểu danh tính của 2 hành khách mang hộ chiếu giả trên chuyến bay, song chưa xác định liệu máy bay có bị tấn công hay không. Ông cũng xác nhận các điều tra viên Ma-lai-xi-a đã gặp những đồng nghiệp từ FBI và công tác điều tra đang tập trung vào bản kê khai hàng hóa của hành khách. Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-gíp Tun Ra-dắc (Najib Tun Razak) cũng đã yêu cầu ra soát lại hệ thống an ninh của nước này sau khi có tin nói 2 hành khách lên chiếc máy bay đang mất tích bằng hộ chiếu ăn cắp. Trong khi đó, một số tờ báo Ma-lai-xi-a đưa tin giới chức Ma-lai-xi-a đang điều tra thông tin có tới 4 người mang hộ chiếu giả lên máy bay.

Máy bay Ma-lai-xi-a có thể đã quay đầu trước khi mất tích

Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ma-lai-xi-a, Tướng Rô-da-li Đau (Rodzali Daud) ngày 9-3 cho biết, giới chức nước này đang điều tra khả năng chiếc máy bay đã tìm cách quay trở lại Cu-a-la Lăm-pơ trước khi bị mất tích theo những thông tin ghi nhận trên ra-đa. “Chúng tôi đã kiểm tra dữ liệu trên ra-đa và phát hiện có khả năng máy bay đã quay đầu”, ông Rô-da-li Đau nói. Hiện các đội cứu hộ của Ma-lai-xi-a đang mở rộng quy mô tìm kiếm tại khu vực bờ biển phía Tây nước này.

CNN ngày 9-3 đưa tin, hai hành khách dùng hộ chiếu đánh cắp của công dân I-ta-li-a và Áo có vẻ như đã cùng mua vé máy bay với nhau. Cặp vé này được mua bằng tiền bạt (Thái Lan) từ Hãng hàng không China Southern Airlines. Số vé liền kề nhau cho thấy chúng được bán ra cùng lúc. Lịch trình bay trên cả hai tấm vé bắt đầu bay từ Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), sang Bắc Kinh (Trung Quốc), rồi đi đến Am-xtéc-đam (Hà Lan). Tấm vé mua bằng hộ chiếu I-ta-li-a sẽ tiếp tục bay sang Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch), còn tấm vé mua bằng hộ chiếu Áo sẽ sang Phrăng-phuốc (Đức). CNN nhận định thông tin mới này làm cho sự mất tích của chuyến bay MH370 càng thêm bí ẩn.

Hiện thông tin về quãng thời gian mà máy bay đã bay trước khi mất tích đang có sự khác biệt. Một phát ngôn viên của Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a tối 8-3 cho hay, cuộc trao đổi cuối cùng giữa phi hành đoàn và đài kiểm soát không lưu ở Ma-lai-xi-a là vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng 8-3 và máy bay mất tích khỏi hệ thống vào 2 giờ 40 phút. Báo cáo ban đầu của Malaysia Airlines cho thấy, chuyến bay MH370 mất liên lạc 2 tiếng sau khi rời Ma-lai-xi-a. Tuy nhiên, theo dữ liệu trên trang web theo dõi máy bay  Flight Radar 24, chiếc máy bay đã mất tích sớm hơn nhiều, chỉ khoảng 40 phút sau khi cất cánh.

Ma-lai-xi-a cảm ơn sự hỗ trợ của Việt Nam

Chính phủ Ma-lai-xi-a đã hoan nghênh và đánh giá cao sự giúp đỡ, hợp tác của 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong việc triển khai công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

Bộ trưởng Ngoại giao Ma-lai-xi-a A-ni-pha A-man (Anifah Aman) ngày 9-3 cho biết, ông đã liên lạc với Bộ trưởng Ngoại giao các nước: Việt Nam, Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-líp-pin và Mỹ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Ma-lai-xi-a cũng hoan nghênh sự trợ giúp tương tự từ các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trong các hoạt động tìm kiếm. Người đứng đầu ngành ngoại giao Ma-lai-xi-a cho biết, nước này đã thiết lập Trung tâm điều phối quốc gia tại Trung tâm kiểm soát thảm họa ở thành phố Cyberjaya, bang Selangor để theo dõi tình hình.

Trong khi đó, công tác tìm kiếm vẫn đang được tiếp tục.

Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 9-3 (giờ địa phương), tàu cảnh sát biển 3411 của Trung Quốc đã vào vùng tâm điểm trong vùng biển nghi ngờ máy bay chở khách của Ma-lai-xi-a bị mất liên lạc. Về phần mình, Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a cho biết sẽ lập một trung tâm chỉ huy ở Kota Baru của Ma-lai-xi-a hoặc ở TP Hồ Chí Minh của Việt Nam ngay sau khi xác định được vị trí máy bay bị mất tích nói trên.

Chiều 9-3, đại diện Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a đã tổ chức họp báo tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại cuộc họp báo, đại diện Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a khẳng định thông tin về chuyến bay đều được hãng này công khai, minh bạch và kịp thời công bố. Ngoài việc đưa một đoàn nhân viên sang hỗ trợ chăm sóc người nhà hành khách Trung Quốc tại Bắc Kinh, hiện hãng này đang gấp rút đối chiếu các thông tin của danh sách người nhà hành khách như hộ chiếu, thị thực để tạo điều kiện sớm nhất đưa họ sang Cu-a-la Lăm-pơ thể theo nguyện vọng.

Trước đó, tối 8-3, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) đã gửi lời chia buồn tới thân nhân các hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay của Hãng hàng không Ma-lai-xi-a mất tích.

Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện và phối hợp tìm kiếm máy bay mất tích

Liên quan đến việc chuyến bay MH370 của Hãng hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a mất tích, chiều 9-3, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Phó thủ tướng bày tỏ sự chia sẻ và quan tâm sâu sắc đối với những lo lắng của Chính phủ, nhân dân Trung Quốc và các nước liên quan cũng như gia đình, thân nhân các hành khách có mặt trên chuyến bay MH370. Phó thủ tướng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp chỉ đạo các lực lượng, cơ quan chức năng huy động mọi phương tiện, mọi biện pháp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Đến nay, phía Việt Nam đã điều động nhiều máy bay và tàu triển khai trong khu vực xảy ra vụ việc để tìm kiếm máy bay mất tích và sẽ tiếp tục huy động thêm các máy bay và phương tiện cứu hộ. Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn Việt Nam đang trực chỉ huy 24/24 giờ, đồng thời thành lập Sở chỉ huy phía Nam đặt tại đảo Phú Quốc trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lập nhóm công tác đặc biệt ứng trực 24/24 giờ để phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc.

Phó thủ tướng khẳng định, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện và phối hợp cùng lực lượng cứu hộ của Trung Quốc và các nước liên quan tham gia tìm kiếm trong khu vực nghi máy bay mất tích, cũng như giải quyết các công việc liên quan tiếp theo.

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị gửi lời cảm ơn chân thành của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự quan tâm, hỗ trợ hết sức kịp thời, tích cực của Việt Nam. Phía Trung Quốc tin tưởng và đánh giá cao những biện pháp mà các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của phía Việt Nam đang triển khai. Trong thời gian tới, mong phía Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện giúp tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời cho phép, tạo điều kiện cho các lực lượng cứu hộ Trung Quốc được tham gia triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn.

ĐOÀN CA

Theo NGỌC HÀ (Quân đội nhân dân)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !