Vụ mất tiền oan thẻ học trực tuyến: Công ty chưa trả tiền công cho giáo viên

Ông Trịnh Trọng Nam – Trưởng ban cố vấn chương trình giảng dạy trực tuyến của Công ty CP phát triển công nghệ giáo dục trực tuyến cho biết để xảy ra thẻ lỗi là trách nhiệm của công ty.

Liên quan tới bài viết “Chi tiền mua thẻ học trực tuyến cho con, phụ huynh ngã ngửa không thể vào website”, ông Trịnh Trọng Nam – Trưởng ban cố vấn (hiện là Trưởng phòng Giáo dục Trung học của Sở GD-ĐT Thanh Hóa) cho biết, trách nhiệm thuộc về công ty, cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc, làm rõ.

Theo ông Nam, những năm Covid-19, Bộ GD-ĐT khuyến khích dạy học trực tuyến.

Năm 2021, Công ty CP phát triển công nghệ giáo dục trực tuyến đã có hồ sơ pháp lý đầy đủ về triển khai website “luyenthivao10vannthpt.vn”.

Trên cơ sở đó, công ty mời một số người ở Sở GD-ĐT Thanh Hóa tham gia, gồm: Ông Mai Công Mãn (Trưởng phòng Giáo dục THPT làm cố vấn môn Toán - hiện nay đã về hưu),ông Trịnh Trọng Nam -hiện nay là Trường phòng Giáo dục Trung học làm Trưởng ban cố vấn) và một số giáo viên giỏi để giảng dạy.

W-a3   Sao chép.jpghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh.jpg
Các nhà giáo được giới thiệu trong ban cố vấn tham gia chương trình của Công ty CP phát triển công nghệ giáo dục trực tuyến. Ảnh: CTV

“Họ mời chúng tôi về với vai trò cố vấn là chỉ đạo chuyên môn, dự giờ các giáo viên giảng dạy, để tiết học và chương trình học đến với học sinh tốt nhất. Chức danh trưởng ban cố vấn cũng là do công ty tự đặt, không có quyết định nào cho chức danh này”, ông Nam chia sẻ.

Theo ông Nam, ban cố vấn chỉ tham gia chương trình dạy luyện thi lớp 10 (gồm 3 môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh). Thời gian giảng dạy từ đầu năm 2021 đến hè của năm đó, với tổng cộng 20 tiết/môn. Đến thời điểm hiện tại, công ty cũng chưa trả tiền công giảng dạy của giáo viên ban cố vấn.

“Sau khi thực hiện xong việc giảng dạy ôn thi lớp 10, công ty in thẻ và phát hành như thế nào, chúng tôi không biết. Về phía Ban cố vấn và giáo viên không dạy thêm bất cứ buổi nào của chương trình thẻ 5 môn (từ lớp 1 đến lớp 12).

Thời điểm ghi hình giảng dạy (năm 2021) cũng là cũng là lúc bắt đầu Bộ GD-ĐT thay đổi chương trình sách giáo khoa, do đó chương trình thẻ học 5 môn sẽ không còn phù hợp. Riêng phần luyện thi lớp 10, thực hiện chương trình từ năm 2016, do đó chương trình này vẫn đang học bình thường đến hết năm học 2023-2024”, ông Nam cho biết.

W-a4.jpghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh.jpg
Nhiều thẻ học trực tuyến không sử dụng được mà học sinh trả lại cho đại lý. Ảnh: Lê Dương

Ông Nam chia sẻ thêm, ngoài chương trình ôn luyện thi lớp 10, ông và các cộng sự không tham gia bất cứ chương trình 5 môn nào của công ty, cũng như không hề biết việc công ty nói làm thẻ tiếng Anh thay thế và hoàn trả cho học sinh mua thẻ trước đó bị lỗi như báo chí phản ánh.

“Về pháp lý, công ty có quyết định của tỉnh, về chuyên môn, các bài giảng chất lượng tốt, không có sai sót gì. Còn việc phát hành thẻ bị lỗi hay không vào được website là do công ty. Về việc này, bên nào sai, không xử lý, khắc phục sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, ông Nam cho biết.

Trước đó, theo phản ánh của một số phụ huynh ở thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) tới VietNamNet, sau khi kết thúc năm học 2022-2023, một số giáo viên, đại lý có chào bán thẻ học trực tuyến cho học sinh, nhằm mục đích ôn luyện hè và học tập. Tuy nhiên, sau khi mua thẻ, nhiều học sinh lại không vào được hệ thống để học.

Suốt hơn một năm qua, phía đại lý, Công ty CP phát triển công nghệ giáo dục trực tuyến vẫn không có biện pháp khắc phục, sửa lỗi hay hoàn trả lại thẻ cho học sinh, khiến các phụ huynh bức xúc.

Người mẹ mặc áo cử nhân ôm di ảnh, nhận bằng tốt nghiệp ĐH thay con trai

Trong buổi lễ tốt nghiệp đại học, có một người mẹ khoác áo cử nhân, đội mũ, ôm di ảnh thay con trai nhận bằng.

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.

Cánh cửa nào cho hàng nghìn thí sinh trượt lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Kỳ thi lớp 10 ở Hà Nội vừa kết thúc, nhiều phụ huynh đang cuống cuồng tìm phương án dự phòng nếu "tấm vé" trường công lập trượt khỏi tầm tay con.

Trăm phụ huynh mang chiếu, bánh mì xếp hàng xuyên đêm nộp hồ sơ lớp 1 cho con

Hàng trăm phụ huynh thị trấn Phong Châu (Phù Ninh, Phú Thọ) xếp hàng xuyên đêm để có suất nhận phiếu đăng ký tuyển sinh vào lớp 1 Trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng.

Trẻ bị bỏ quên trên xe: Dù có lắp camera cũng không thể thay thế được con người

"Nếu các cá nhân thiếu trách nhiệm thì dù xe có lắp camera cũng không thể thay thế được con người”, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) nhấn mạnh.

Hiệu trưởng lên tiếng về khoản thu 700 nghìn 'hỗ trợ giám thị'

Ông Hoàng Anh Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Quang (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang), lên tiếng trước thông tin phản ánh về việc các em lớp 12 phải đóng số tiền 700 nghìn đồng để hỗ trợ giám thị.

Nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề: Những tranh luận chưa dứt

Liên quan đến nội dung sẽ có chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đưa ra trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra.

Hiệu trưởng giật micro hiệu phó, người trong cuộc 'chỉ xin 5 phút để giãi bày'

“Con tôi năm nay cũng ra trường nên tôi chỉ muốn giãi bày và mong muốn những năm sau hội phụ huynh và nhà trường phối hợp để làm tốt hơn. Nếu nhà trường không cho nói cũng không nên có thái độ như thế với tôi”, hội trưởng hội phụ huynh cho biết.

Học sinh đạt 9, 10 điểm vẫn không 'xuất sắc', Bộ GD-ĐT nói gì?

Đại diện Bộ GD-ĐT đã giải thích và nêu quan điểm liên quan việc phụ huynh băn khoăn khi con được 9, 10 điểm các môn mà vẫn không đạt xuất sắc.

Bé trai tử vong do bị bỏ quên trên xe: Phải 'vá' lỗ hổng quản lý xe chở học sinh

Trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ trẻ em bị bỏ quên trên xe đưa đón đến trường, hậu quả có em tử vong. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào về việc quản lý hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng ô tô.

Đang cập nhật dữ liệu !