Vũ khí hạt nhân Triều Tiên là để ‘răn đe’ Trung Quốc?

Chuyên gia Đặng Luật Văn của “Thời báo học tập” thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc cho rằng, dường như Trung Quốc đã không kiểm soát được việc xuất hiện một nước Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đồng thời có chính phủ chống Trung Quốc và xu hướng “đe dọa hạt nhân” đối với Trung Quốc đang lớn dần.
Vũ khí hạt nhân Triều Tiên là để ‘răn đe’ Trung Quốc? - ảnh 1
Chuyên gia  Trung Quốc cho rằng mục đích phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là để giành được địa vị đàm phán bình đẳng với Mỹ, thoát hoàn toàn khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc.

Gây sự để… gây chú ý

Trong bài viết “Trung Quốc có nên từ bỏ Bắc Triều Tiên?” đăng trên tạp chí “Liêu Vọng” số ra tháng 3/2013, chuyên gia Đặng Luật Văn của “Thời báo học tập” thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc cho rằng chính phủ Triều Tiên hiện nay đang ngày càng xa cách Trung Quốc. Ông Đặng cho rằng, người Trung Quốc thường lấy lịch sử thay cho hiện thực để đánh giá mối quan hệ Trung – Triều và coi đây là mối quan hệ thuộc kiểu “môi hở, răng lạnh” nhưng thực chất đó chỉ là sự nhìn nhận từ một phía.

Theo ông Đặng, sau khi Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, với cá tính thay đổi thất thường của chính quyền họ Kim, không loại trừ khả năng Triều Tiên quay sang “đe dọa hạt nhân” đối với chính quyền Trung Quốc. “Đối với Trung Quốc, một Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân và hữu nghị với Trung Quốc là sự lựa chọn tốt nhất, đáng để Trung Quốc ra sức bảo vệ. Một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân nhưng hữu hảo với Trung Quốc cũng có thể chấp nhận được. Điều lo sợ nhất là Triều Tiên đề cao việc sở hữu vũ khí hạt nhân đồng thời xuất hiện chính phủ chống Trung Quốc. Đây là điều mà Trung Quốc đã không thành công trong việc kiểm soát tình trạng này”, ông Đặng Luật Văn viết.

Không phải là ông Đặng lo sợ một cách vô cớ. Căn cứ vào những thông tin được tiết lộ gần đây trong bài viết của Tiết Lý Thái, một nhà nghiên cứu của Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế thuộc ĐH Stanford (Mỹ), trong cuộc gặp mặt giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 8/2009 tại Bình Nhưỡng, ông Kim đã đề nghị với Bill Clinton một số điểm rất quan trọng như: Kim Jong-il cho rằng chính chiến lược “hại người, ích ta” mà Trung Quốc đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ qua với Triều Tiên khiến nước này bị Mỹ cấm vận kinh tế và rơi vào cảnh cùng quẫn; thứ hai, ông Kim Jong-il ám chỉ rằng việc Triều Tiên rút khỏi vòng đàm phán 6 bên nhằm mục đích thoát khỏi sự trói buộc của Trung Quốc mà thôi; thứ ba, nếu Mỹ viện trợ cho Triều Tiên, nước này sẽ trở thành thanh trì kiên cường nhất đối kháng với Trung Quốc và cuối cùng là Bình Nhưỡng có thể bộc lộ ý đồ có thể tiến hành các hoạt động “đe dọa hạt nhân” với Trung Quốc.

Xem thêm:
- Giải mã những lời đe dọa của Triều Tiên
- Trung Quốc đang tức giận và bỏ rơi Triều Tiên
-Mỹ ngắm Triều Tiên để bắn Trung Quốc

Chưa biết là những thông tin này chính xác đến đâu nhưng chuyên gia Đặng Luật Văn cũng thừa nhận rằng một trong những mục đích phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là từ sự ảo tưởng rằng dưới áp lực này, Mỹ sẽ lựa chọn việc thỏa hiệp với Triều Tiên để từ đó quốc gia này có thể giành được địa vị đàm phán bình đẳng với Mỹ, thoát hoàn toàn khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc. “Vì thế, rất có thể sau khi sở hữu vũ khí hạt nhân, Triều Tiên sẽ hướng sang Mỹ để lợi dụng điểm yếu uy hiếp Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu của Triều Tiên hoặc khi Mỹ phát thông điệp tích cực, Triều Tiên sẽ phản bội Trung Quốc, thậm chí có khả năng uy hiếp hạt nhân với Trung Quốc”, ông Đặng viết trong bài báo của mình.

Theo tính toán của ông Đặng và nhiều chuyên gia Trung Quốc khác, những hành động đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao trong những ngày qua chính là một phần trong kế hoạch “gây chú ý” của Triều Tiên đối với Mỹ và ngầm trong đó là một thông điệp: Nếu Mỹ chịu chìa tay, Triều Tiên sẽ sẵn sàng trở thành “tiền đồn” để Mỹ khống chế Trung Quốc. Khi đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ lâm vào tình thế vô cùng bất lợi.

Vũ khí hạt nhân Triều Tiên là để ‘răn đe’ Trung Quốc? - ảnh 2
Khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao, Trung Quốc đã rầm rộ điều quân đội đến sát biên giới giáp Triều Tiên một phần là để phòng ngừa Triều Tiên "trở mặt".

Giữ hay không giữ?

Chính vì những ngờ vực này mà dư luận Trung Quốc những ngày qua nổi lên một luồng quan điểm khá mạnh mẽ, kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên cắt đứt quan hệ với Triều Tiên để tránh hậu họa. Lịch sử đã thay đổi, việc sử dụng Triều Tiên với tư cách là “tấm đệm” để ngăn ngừa Mỹ và phương Tây áp sát Trung Quốc đã không còn nhiều tác dụng, thậm chí còn gây nguy hiểm tiềm tàng.

“Việc gửi gắm an ninh chiến lược của Trung Quốc vào cái gọi là ưu thế địa chính trị, bất chấp cả thực tế đã thổi phồng vai trò của Triều Tiên. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Triều Tiên đã phát huy vai trò như vậy thì trong tình hình chiến tranh hiện đại, xu thế này đã giảm đi rất nhiều, thậm chí không còn tác dụng”, chuyên gia Đặng nói.

Sự “cứng đầu” và xu thế chống Trung Quốc trong chính quyền Triều Tiên đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc buộc phải cân nhắc đến việc, giả sử Mỹ đánh đòn phủ đầu với Triều Tiên thì liệu Trung Quốc có nên dựa vào quan hệ đồng minh để giúp đỡ Triều Tiên hay không? Nếu có, như vậy có phải là Trung Quốc tự chuốc lấy tai họa mà chẳng thu được lợi ích gì?

SỰ KIỆN NÓNG
Toàn cảnh vụ Đà Nẵng từ chối Mỹ Tâm vì "hét" cát-sê 6000USD
“Nếu Triều Tiên mở cửa, gần như chắn chắn họ sẽ ngả về phía Mỹ và phương Tây. Nhưng nếu không mở cửa, chính quyền Triều Tiên hiện nay rất dễ bị lật đổ. Đối với một chính quyền và quốc gia sớm muộn gì cũng sẽ thất bại, Trung Quốc duy trì mối quan hệ bình thường là một việc rất không lý trí”, ông Đặng Luật Văn lập luận.

Từ những nhận định trên, ông Đặng kiến nghị Trung Quốc nên bỏ Triều Tiên và phương thức tốt nhất là thúc đẩy thống nhất 2 miền Nam Bắc Triều: “Việc tiếp tục cách ly người dân hai miền Nam – Bắc không mang lại an ninh đích thực cho Trung Quốc mà còn làm tổn hại đến hình ảnh quốc tế và lợi ích bản thân của Trung Quốc. Nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất, động lực để làm tan rã quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật – Hàn cũng lớn hơn và làm giảm áp lực cho Trung Quốc. Nếu không làm được việc này, Trung Quốc cần sử dụng chút ảnh hưởng còn sót lại của mình để gầy dựng một chính phủ Triều Tiên thân Trung Quốc đồng thời cam kết đảm bảo an ninh đối với chính phủ này, thúc đẩy họ từ bỏ hạt nhân đi theo con đường phát triển của một quốc gia bình thường”.

Có thể bạn quan tâm:

- Ai đang cản trở 2 miền Triều Tiên thống nhất?
- Những bí mật bẩn thỉu trong chương trình UAV của Trung Quốc
- Thảm cảnh khốn khó của không quân Triều Tiên
- Hé lộ bí mật vụ Triều Tiên bắt sống một tàu chiến Mỹ
- Vì sao Hàn Quốc không sợ tên lửa Triều Tiên

Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !