Vụ ám sát đại sứ Nga: Liệu quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ có bị chia rẽ?
Ngày 19/12, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov bị một cựu cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ bắn khi đang chuẩn bị kết thúc bài phát biểu tại triển lãm ảnh "Nước Nga trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ" ở thủ đô Ankara. Sát thủ tuyên bố "đây là sự trả thù cho Syria và Aleppo", trước khi bắn đại sứ Karlov.
Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Karlov bị sát hại |
"Chúng ta cần làm rõ thế lực nào đứng đằng sau vụ ám sát"- Tổng thống Putin tuyên bố trước toàn thể người dân Nga.Vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ là một sự kiện biệt trong lịch sử ngoại giao Nga, trường hợp tương tự chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Nói về vụ ám sát Đại sứ Karlov tại Ankara, Tổng thống Nga cho biết: "Đây là một sự khiêu khích nhằm phá vỡ việc bình thường hóa quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ và làm gián đoạn tiến trình hòa bình ở Syria".
Ông Vladimir Putin tuyên bố, rằng cần phải tăng cường cuộc chiến chống khủng bố sau vụ ám sát này, và cam đoan rằng "những kẻ vô lại sẽ phải hối hận về những gì đã làm". Tổng thống cho biết, một nhóm các nhà điều tra Nga sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ, cùng tham gia vào cuộc điều tra. Ông nói: "Chúng ta cần phải biết kẻ nào ra lệnh ám sát".
Hiện giờ vẫn chưa thể xác định được kẻ chủ mưu thực sự của vụ mưu sát Đại sứ Karlov. Tổng thống Putin ở một khía cạnh nào đó cũng phải "chịu tội" trong vụ ám sát Đại sứ Karlov, chỉ bởi ông đã làm tất cả để củng cố vị thế của nước Nga trên thế giới nói chung và Trung Đông nói riêng.
Chiến dịch tại Syria dẫn đến việc nước Nga trở thành tâm điểm đối với các lực lượng đối lập, và do đó Nga bị xuyên tạc thành "đế chế ma quỷ", còn Tổng thống Putin là "một tên Hitler mới". Truyền thông phương Tây đã mô tả Nga như mối đe dọa chính đối với thế giới, là những kẻ xâm lược, trong khi cùng lúc họ đem nước Nga dọa dẫm cả ở Châu Âu và châu Á.
Trên thực tế, Nga đang nỗ lực để ít nhất là giảm bớt được ngọn lửa địa ngục mà chính phương Tây là kẻ châm mồi. Trong nhiều thế kỷ, lợi dụng những mâu thuẫn trong nội bộ người Hồi giáo, phương Tây đã đồng thời cố gắng đánh lạc hướng để ngăn chặn việc Nga tăng cường vị thế của mình trong thế giới Hồi giáo.
Và ngày 19/12, Andrei Karlov đã trở thành nạn nhân mới nhất của "sự hận thù" chết chóc này. Cựu cảnh sát 22 tuổi Mevlut Mert Altyntash, kẻ đã bắn chết Đại sứ Nga, có thể không phải thuộc tổ chức "Anh em Hồi giáo", mà là một kẻ đơn độc, là một phần của âm mưu bí ẩn lớn, mà mục đích của nó vượt xa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn cần phải được chứng minh.
Liệu có nên đổ lỗi cho các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Erdogan hay không? Hai năm, hai vụ "đâm sau lưng", có phải là quá nhiều cho mối quan hệ giữa hai nước? Nếu trong vụ SU-24, Tổng thống Putin đã phải chờ 8 tháng cho lời xin lỗi vì cái chết của phi công Oleg Peshkov, thì đối với vụ ám sát Đại sứ Karlov- được coi tương đương với một tuyên bố chiến tranh, có thể nói gì đây?
Tổng thống Erdogan đã không gây ra cái chết cho Đại sứ Nga, và truyền thông phương Tây đã luôn lặp lại luận điệu bôi nhọ Nga không chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn cả ở phương Tây và thế giới Hồi giáo. Ngược lại, trong thời gian gần đây Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực tìm ra giải pháp cho vấn đề Syria cùng với Nga, và sau chiến thắng ở Aleppo thì con đường này đã trở nên dễ dàng hơn.
Kẻ bắn đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ |
Vụ ám sát ông Karlov chỉ là âm mưu chia rẽ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, ngăn chặn hai nước này giải quyết tình hình Aleppo? Vụ ám sát sẽ là vết đen trong mối quan hệ giữa ông ông Putin và ông Erdogan?
Và dù đằng sau hành động của Altyntash có thể là một âm mưu toàn cầu hay hành động cục bộ của một trong những nhóm Hồi giáo-những người chỉ có mục đích trả thù Nga, thì điều quan trọng là những kẻ đứng đằng sau vụ giết người này sẽ tận dụng hiệu ứng của nó.
Việc tìm ra kẻ đứng sau vụ khủng bố này sẽ cần một thời gian dài, nhưng phản ứng với hậu quả của nó thì lại là vấn đề cần ngay bây giờ. Nước Nga sẽ có hành động gì?
Tiếp tục các chiến lược cũ, đặc biệt là hướng tới kết thúc cuộc chiến Syria. Cuộc đàm phán ba bên Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã diễn ra vào hôm trước vụ ám sát, sẽ là một bước quan trọng để giải quyết vấn đề Syria. Tehran và Moscow là đồng minh ở Syria. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất giải pháp về "vương quốc Hồi giáo" và người Kurd thì "việc thực thi lệnh ngừng bắn" chỉ mất vài tháng mà thôi.
Có thể tham gia khá sâu vào vụ ám sát Đại sứ Nga, nhưng tình báo phương Tây không thể qua đó mà thay đổi bất cứ điều căn bản nào trong chiến lược địa chính trị của Nga.
Theo tổ chức phân tích tình báo Stratfor, vụ ám sát đại sứ Karlov diễn ra vào một thời điểm tệ hại: Moscow và Ankara vừa mới khôi phục quan hệ ngoại giao sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay của Nga hồi tháng 11/2015. Tuy nhiên, có thể dự đoán rằng vụ ám sát này mặc dù sẽ gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa hai nước, song không thể đẩy hai bên tới chỗ tuyệt giao nhau.
Moscow sẽ phải dựa nhiều vào Ankara để được chia sẻ thông tin tình báo và sẽ đòi quyền tự chủ nhiều hơn trong việc bảo vệ những tài sản của mình (ở Syria). Cả hai bên đều không muốn làm thụt lùi những tiến bộ kinh tế và ngoại giao đã đạt được trong năm qua. Giờ đây, khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động tích cực ở sâu bên trong Syria, Ankara cần duy trì mối quan hệ hợp tác với Moscow hơn bao giờ hết.
Cũng theo Stratfor, nếu vụ ám sát Đại sứ Nga thực sự là phản ứng giận dữ trước sự can dự của Moscow trong việc tái chiếm thành phố Aleppo, thì đây chỉ là một hành động bạo lực trong phút quá khích, đặt trong bối cảnh những cuộc biểu tình phản đối Nga hầu hết là ôn hòa diễn ra tại các tòa nhà ngoại giao trên khắp thế giới.