Vụ Airbus 320 gặp nạn: Những manh mối đầu tiên nói lên điều gì?

Có lẽ sẽ phải mất vài tháng, hoặc thậm chí lâu hơn, trước khi nguyên nhân của vụ tai nạn thảm khốc được làm rõ. Tuy nhiên, hiện tại, theo các chuyên gia, đã có những manh mối quan trọng đầu tiên.

Xem xét một số dữ liệu ban đầu có thể giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về vụ tai nạn này. Cho đến thời điểm này, những manh mối hữu ích chúng ta có trong tay bao gồm:

Đã tìm thấy một hộp đen của máy bay

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp cho hay, một trong hai hộp đen của máy bay đã được tìm thấy. Hiện chưa rõ liệu đó là bộ ghi dữ liệu chuyến bay hay bộ ghi âm buồng lái, tuy nhiên việc tìm được chiếc hộp đen này chỉ vài giờ sau khi vụ tai nạn xảy ra là một tín hiệu khả quan.

Vụ Airbus 320 gặp nạn: Những manh mối đầu tiên nói lên điều gì? - ảnh 1

Công tác cứu hộ cứu nạn đang khẩn trương được tiến hành tại khu vực hiện trường vụ tại nạn

Bộ ghi âm buồng lái được thiết kế nhằm ghi lại toàn bộ âm thanh trên buồng lái máy bay, bao gồm cả các cuộc hội thoại giữa các phi công. Bộ ghi dữ liệu chuyến bay sẽ lưu trữ một số lượng lớn các thông số về hoạt động của chiếc máy bay, chẳng hạn như tốc độ, hiệu suất động cơ và áp suất cabin. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp cũng bổ sung thêm, Cục điều tra tai nạn hàng không của Pháp sẽ nhanh chóng kiểm tra các thiết bị đã được tìm thấy. 

Tốc độ và lộ trình của máy bay khi hạ độ cao

Theo hãng hàng không Germanwings, chiếc máy bay đã đạt độ cao 38.000 feet vào lúc 10h45, sau đó hạ độ cao trong vòng 8 phút. Chiếc Airbus 320 mất liên lạc với radar Pháp lúc 10h53 tại độ cao khoảng 6.000 feet. 

Vụ Airbus 320 gặp nạn: Những manh mối đầu tiên nói lên điều gì? - ảnh 2

Theo Cục Hàng không Liên bang, mặc dù 83% thời gian bay của một chiếc máy bay là các giai đoạn tăng độ cao, duy trì tốc độ ổn định sau khi tăng độ cao, hành trình khi hạ độ cao, tuy nhiên chỉ chưa đến 16% các vụ tai nạn xảy ra trong thời gian này.

Tốc độ và lộ trình của máy bay khi hạ độ cao sẽ là những dữ liệu then chốt giúp các nhà điều tra dữ liệu xác định những gì đã xảy ra. 

Tuy nhiên, theo Richard Quest, phóng viên chuyên trách mảng hàng không của CNN, những dữ liệu hiện thời cho thấy tốc độ của máy bay khi hạ độ cao vẫn chưa được xác định: “Liệu việc hạ độ cao có nằm trong tầm kiểm soát của phi công, và tốc độ khi đó hoàn toàn bình thường? Hay máy bay đã vượt khỏi tầm kiểm soát? Chúng ta hiện chưa rõ về điểm này”.

Vụ Airbus 320 gặp nạn: Những manh mối đầu tiên nói lên điều gì? - ảnh 3

Công tác cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn

Thời điểm vụ tai nạn xảy ra 

Dữ liệu về các vụ tai nạn hàng không cho thấy một điều rõ ràng: phần lớn các vụ tai nạn xảy ra khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. 

Theo Cục Hàng không Liên bang, mặc dù 83% thời gian bay của một chiếc máy bay là các giai đoạn tăng độ cao, duy trì tốc độ ổn định sau khi tăng độ cao, hành trình khi hạ độ cao, tuy nhiên chỉ chưa đến 16% các vụ tai nạn xảy ra trong thời gian này. 

Chuyên gia phân tích hàng không của CNN David Soucie mô tả thời gian của vụ tai nạn là một "điều bất thường, và rất hiếm khi xảy ra vào giữa thời gian bay". Điều này nghĩa là khi xảy ra sự cố vào thời điểm này, phi công phải có những hành động cực kỳ nhanh chóng.

Không có cuộc gọi khẩn cấp nào?

Trái với một số báo cáo ban đầu, phát biểu với CNN, Cơ quan Hàng không dân dụng Pháp cho hay, phi hành đoàn của chiếc máy bay tử nạn đã không phát đi tín hiệu cấp cứu. Người gửi tín hiệu cấp cứu là viên kiểm soát không lưu, khi anh này bị mất tín hiệu với chiếc máy bay trên.

Việc không gửi đi tín hiệu cấp cứu khẩn cấp là một điểm đáng nghi vấn. Tại sao phi công không báo cho ai đó về tình trạng khẩn cấp? Liệu có khả năng có ai đó đã xâm nhập vào buồng lái của phi công? 

Về thực chất, khi tai nạn xảy ra, ưu tiên hàng đầu của phi công không phải là phát tín hiệu cấp cứu. Trước khi phát tín hiệu cầu cứu, mối quan tâm hàng đầu của  phi công là khống chế tốc độ máy bay, và thứ hai là đưa ra những lựa chọn an toàn nhất cho máy bay khi lao xuống. 

Trong trường hợp có tín hiệu khẩn cấp phát ra máy bay, đây có thể là dấu hiệu hé lộ một câu chuyện khác.

Chuyên gia hàng không của CNN Mary Schiavo giải thích, phi công nắm giữ một số loại mã, đó là những từ họ sử dụng để ám chỉ với kiểm soát không lưu rằng có một vụ cướp đang xảy ra.

Các báo cáo ban đầu cho thấy, không có đoạn mã nào được viên phi công trên máy bay gửi đi. Việc xác định có hay không đoạn mã được phát đi từ chiếc máy bay xấu số là yếu tố quan trọng để xác định nguyên nhân vụ tai nạn.

Chuyên gia phân tích hàng không của CNN, Miles O'Brien nhận định: "Tôi không nghĩ nên loại trừ bất kỳ khả năng nào vào thời điểm này. Do vậy, trong những ngày tới, chúng ta sẽ thảo luận về những gì đã diễn ra trong buồng lái”.

O'Brien đã chỉ ra những chi tiết của các vụ tai nạn, như máy bay hạ độ cao nhanh chóng, không có tín hiệu cầu cứu và chuyến bay diễn ra tại khu vực gần núi, đó không phải là "kịch bản cho những vụ việc khẩn cấp điển hình".

 Không thể loại trừ nguyên do thời tiết 

Phi công và chuyên gia phân tích hàng không của CNN Les Abend cho hay, chưa có báo cáo về diễn biến bất thường của thời tiết tại thời điểm vụ tai nạn xảy ra, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể loại trừ yếu tố này là nguyên nhân gây ra vụ việc.

Một điều ông Abend đang xem xét là không khí lạnh tại khu vực nơi chiếc máy bay được tìm thấy: “Điều này cho thấy đã có mưa khi máy bay hạ độ cao. Như vậy, có thể không có diễn biến thời tiết xấu khi máy bay đạt độ cao ổn định, nhưng khi máy bay giảm tốc, tầm nhìn của họ có thể bị khuất”.

Ông bổ sung thêm, việc bị hạn chế tầm nhìn không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng máy bay gặp thời tiết xấu khi hạ độ cao có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vụ tại nạn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Phương Lâm (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !