Cậu bé đi một mình chạy ngang đường đã suýt bị xe đâm nếu như không có hành động kịp thời của tài xế xe buýt.
Những tài xế lái xe buýt đường dài ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc được yêu cầu dùng vòng đeo tay điện tử sử dụng công nghệ cảm biến phát hiện cảm xúc để giảm sát suy nghĩ. Đây là chương trình được Tập đoàn Giao thông Công cộng Bắc Kinh triển khai với mục tiêu tăng cường an toàn giao thông.
Tuy nhiên theo các chuyên gia pháp lý, việc đeo vòng điện tử có thể ảnh hưởng tới sự riêng tư. Thậm chí, những chiếc vòng có thể khiến tài xế bị căng thẳng quá mức, và có nguy cơ dẫn tới việc bị phân biệt đối xử.
Theo Beijing Daily, khoảng 1.800 vòng đeo tay điện tử đã được phân phát tới tay các tài xế lái xe buýt liên tỉnh và trên đường cao tốc vào ngày 21/9. Tuy nhiên, không rõ có bao nhiêu tài xế được yêu cầu sử dụng thiết bị này.
Cũng theo Beijing Daily, vòng đeo tay điện tử sẽ giám sát các dấu hiệu sinh tồn của tài xế và cảm xúc theo thời gian thực nhằm tăng cường mức độ an toàn giao thông công cộng.
Thông tin này được công bố sau vụ tai nạn thương tâm khiến 27 người tử vong và 20 người khác bị thương trên chuyến xe buýt chở người dân đi cách ly y tế tập trung di chuyển từ thành phố Quý Dương thuộc tỉnh Quý Châu vào sáng sớm ngày 18/9.
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc chỉ ra rằng chiếc xe chở người đi cách ly đã vi phạm luật giao thông đường bộ. Bởi theo quy định, những chuyến xe buýt đường dài bị cấm di chuyển trên đường cao tốc từ 2 – 5h sáng để tránh tài xế mệt mỏi dẫn tới tai nạn.
Những chiếc vòng đeo tay điện tử giám sát thân nhiệt, nhịp tim, tần suất hô hấp, độ bão hòa oxy, quá trình tập thể dục, huyết áp và giấc ngủ. Ngoài ra, thiết bị còn giám sát các trạng thái cảm xúc như lo lắng, và dữ liệu được truyền về công ty giám sát theo thời gian thực.
Các tài xế lái xe buýt ở quận Thông Châu của thủ đô Bắc Kinh và trên một số tuyến đường trung tâm đã tham gia thử nghiệm thiết bị vòng tay điện tử vào ngày 1/6.
“Vòng đeo tay là một thiết bị điện tử nhằm tăng cường khả năng giám sát sức khỏe tâm thần và thể chất của các tài xế”, Tập đoàn Giao thông Công cộng Bắc Kinh chia sẻ trên Weibo hồi tháng Sáu.
Bà Wang Congwei, Giám đốc pháp lý an ninh mạng tại Công ty Luật Jingsh ở Bắc Kinh, nhận định yêu cầu các tài xế dùng vòng đeo tay điện tử xuất phát từ “mối lo ngại ngày càng gia tăng đối với an toàn công cộng, và những vụ tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây”.
“Nhưng chúng ta cũng cần phải cân nhắc liệu có cần thiết phải thu thập quá nhiều thông tin riêng tư của các tài xế xe buýt như vậy hay không”, bà Wang nói.
Bà Wang cũng đặt câu hỏi liệu có thể có hành động can thiệp kịp thời khi thiết bị điện tử phát hiện sự bất thường của tài xế theo thời gian thực.
“Những dữ liệu này chỉ có thể dùng sau khi tai nạn đã xảy ra và các nhà chức trách dùng chúng để phân tích”, bà Wang nhấn mạnh.
Ông Calvin Ho Wai-loon, phó giáo sư tại Khoa Luật thuộc Đại học Hong Kong, cho rằng tính chính xác của thông tin cũng là điều đáng bàn.
“Cần tính tới mức độ tin cậy và chính xác của những thiết bị điện tử liên quan tới thông tin tình trạng sức khỏe và cảm xúc. Bởi nếu thông tin này không chính xác có thể dẫn tới sự buồn phiền quá mức và khả năng là bị phân biệt đối xử đối với tài xế”, ông Ho cho hay.
Thông tin vòng đeo tay điện tử được sử dụng để giám sát người dân Trung Quốc đã xuất hiện cách đây vài tháng. Như hồi tháng Bảy, dư luận Trung Quốc từng phản đối chuyện một nhân viên quản lý khu chung cư ở Bắc Kinh yêu cầu cư dân đeo thiết bị điện tử để giám sát thân nhiệt, khi họ thực hiện cách ly tại nhà để phòng tránh làm lây nhiễm Covid-19 sau khi đi từ các khu vực khác về.
Một cư dân trong tòa chung cư đã đưa câu chuyện này lên Weibo, và cho biết anh ta từ chối đeo vòng tay điện tử vì lo sợ thông tin riêng tư không được bảo mật. Cộng đồng mạng Trung Quốc cũng lao vào chỉ trích ban quản lý tòa chung cư. Sau đó, quy định đeo vòng tay điện tử đã được gỡ bỏ.
Còn hồi tháng Ba, chính quyền thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên đã dùng vòng đeo tay điện tử và hệ thống GPS trên điện thoại di động để giám sát các đối tượng khả nghi thông qua camera giám sát khu dân cư, hoặc những người mới được thả sau khi đóng tiền bảo lãnh. Theo Red Star News, thiết bị theo dõi cung cấp thông tin theo thời gian thực 24 giờ/ngày.
Trong tháng Bảy, một công tố viên có tiếng ở Trung Quốc cho hay vòng đeo tay điện tử và dữ liệu thông tin khổng lồ đã được dùng để giám sát những người phạm phải các tội danh “ít nghiêm trọng”. Đây là một trong những nỗ lực để giảm thiểu số người bị bắt giữ.
Cậu bé đi một mình chạy ngang đường đã suýt bị xe đâm nếu như không có hành động kịp thời của tài xế xe buýt.
Tức giận sau va chạm giao thông với xe máy, nam tài xế lái ô tô đã xuống xe và nổ súng bắn chết 3 học sinh đều 18 tuổi.
Minh Thu (lược dịch)