Vô sinh thứ phát, 10 năm gõ cửa bệnh viện

Nhiều người cứ nghĩ mình đã sinh con một lần thì không bao giờ căn bệnh vô sinh gõ cửa đến gia đình. Tuy nhiên tỷ lệ vô sinh thứ phát đang ngày càng gia tăng, nhiều phụ nữ sau khi sinh con lần đầu đến 10 năm sau cũng không thể sinh thêm con.
4 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm mới thành công

Tại Khoa sản 1, Bệnh viện Phụ sản trung ương chúng tôi gặp chị Nguyễn  Thị L., Kim Liên, Hà Nội. Chị L. kể mình đã có một cô con gái 13 tuổi. Ngay sau khi lập gia đình chị có thai ngay. Sinh con gái xong, chị kế hoạch để chờ khi bé lớn rồi sinh thêm con.  
Vô sinh thứ phát, 10 năm gõ cửa bệnh viện - ảnh 1
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, từ ngày con vào học lớp 1 anh chị cố gắng sinh thêm con nữa nhưng đều không được. 4 năm liền anh chị không kế hoạch mà vẫn không có thai. Sốt ruột, hai vợ chồng chị đi khám bệnh vẫn không rõ nguyên nhân vì sao vô sinh.

“Cả anh và chị đều bình thường, không ai bị bệnh nặng cả. Trứng tốt, tinh trùng tốt nhưng vẫn không thể thụ thai. Anh chị làm thụ tinh nhân tạo hai lần cũng không được” - chị kể lại với cái giọng chán nản. Cách đây 2 năm, sốt ruột vì tuổi ngày càng nhiều nên chị L. đã quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm. 

Tiền vốn liếng của hai vợ chồng anh chị đổ cả vào hi vọng có đứa con thứ 2 cho vui cửa vui nhà. Ba lần đầu làm thụ tinh trong ống nghiệm chị đều không thành công. Từ một gia đình ra vào viện thoải mái không lo đến viện phí, chị L. bắt đầu mất ngủ vì tài chính đã khánh kiệt vì làm thụ tinh trong ống nghiệm. Đã có lúc, chị buông xuôi “thôi thì một con cũng được. Nhiều gia đình họ vẫn sinh một con”. Nhưng chồng chị và bố mẹ của anh thì vẫn muốn có thêm cháu. 

Lần cuối cùng, hai vợ chồng đi mượn tiền để làm cố thêm lần này nữa. Người ta nói quá tam ba bận nhưng chồng chị L. thì có niềm tin vào lần thứ 4 này. Sau khi lọc rửa tinh trùng và các biện pháp chuyên môn, anh chị vui mừng khi biết tổng số phôi trong lần này được 15 phôi. Chị quyết định đặt phôi lạnh vì những lần trước đặt phôi tươi không được. Bơm 3 phôi thì anh chị được một phôi thành công. 

Nói trong niềm vui, chị L. kể dù ở viện liên miên nhưng ngày bế con trên tay sắp đến chị vui lắm. Dù đã có một con nhưng cảm giác giống hệt lần đầu được làm mẹ. 

Treo chân trong bệnh viện chờ ngày đẻ

Giống như chị L, chị Vũ Thị M. (Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) đã có 10 năm chữa vô sinh, sau khi con lớn 18 tuổi. Biết bao lần mổ vì tắc vòi trứng mà chị không có con. Ở tuổi 45 chị quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm. 

Vì tuổi đã nhiều nên từ ngày có thai đến nay thời gian chị ở trong viện nhiều hơn ở nhà. Chia sẻ với chúng tôi, chị kể “nhà không xa bệnh viện nhưng cả nhà chị không ai yên tâm để chị rời xa nơi này. Đây là lần thứ 2 chị làm thụ tinh trong ống nghiệm. Lần đầu, chị đã có thai đến tháng thứ 5 rồi nhưng vẫn bị sảy. Lần này, từ khi kết thúc 12 tuần đầu tiên, thai của chị vẫn thường xuyên dọa sảy nên chị “nhập khẩu” luôn trong bệnh viện để chờ ngày sinh con.

Vì khó có con nên chị kiêng kỹ lắm. Người ta nói không nên đi siêu âm nhiều nên chị cũng không đi siêu âm ở đâu cả. Các bác sĩ theo dõi sát sao. Có lần, con gái lớn của chị đòi mẹ đi siêu âm bên ngoài để biết giới tính thai nhi nhưng chị vẫn sợ. Lần trước chị đi siêu âm được 1 tuần thì thai bị chết lưu. Lần này chị bỏ qua hết.

Để cho thai bám chắc mẹ, chị ăn kiêng rất nhiều thứ. Các y tá trong khoa phải khuyên chị không nên kiêng khem trong ăn uống kẻo không đủ chất. 

Dẫn chúng tôi đi gặp từng bệnh nhân, chị Tú Anh điều dưỡng trưởng của Khoa Sản 1 chia sẻ, những sản phụ làm thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa họ kỹ tính lắm. Nhiều người họ kiêng đủ kiểu vì sợ sảy thai. Có thai khó vậy nên họ giữ mình cũng thông cảm với họ nhiều hơn.

Trường hợp của sản phụ Mai Thị Th. (thành phố Điện Biên) cũng thế, chị Th lần đầu tiên mang bầu sau 5 năm lấy chồng. Từ ngày có bầu, chị kiêng chụp ảnh, kiêng rất nhiều thứ. 32 tuần có bầu là cả 32 tuần chị nằm trong viện. Đến giờ, bụng bầu 3 thai nên chị không thể đi lại được. Chị vẫn cố cười “các cụ bảo kiêng gì em kiêng hết. Em khó có bầu nên sợ lắm”.

Cả phòng 10, phòng 11, phòng 12 của khoa Sản 1 là những sản phụ làm thụ tinh trong ống nghiệm, cùng cảnh khó có con nên họ chia sẻ với nhau từng cách chăm sóc thai, những quan niệm để giữ thai được an toàn.



Phương Thúy

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !