Vợ bỗng thích khủng bố chồng bằng tin tức

Vợ em hay bắt bẻ và dễ cáu, từ khi dịch bệnh, cô ấy còn đem những tin tức ra “khủng bố” em.

Thưa chị Hạnh Dung,

Xưa nay ai cũng bảo vợ em hiền, em may mắn. So với những bà vợ lắm chuyện hay cãi nhau thì đúng là cô ấy hơn. Nói chung là dễ chịu.

Nhưng bây giờ em thấy cô ấy hay bắt bẻ và dễ cáu lắm. Vào nhà tắm ra cũng bảo anh vắt cái khăn để nước chảy tong tỏng. Vừa về đến nhà chưa kịp thở đã giục rửa tay chưa, cái khẩu trang phải vò xà bông cho kỹ phơi lên, quần áo thay ra, đừng có sà vào ôm con vội…

{keywords}
Ảnh minh họa


Tự nhiên cô ấy thành… giáo sư, chị ạ! Em không tức, nhưng… buồn cười. Em hỏi vợ: “Sao bỗng nhiên em cứ như biến thành người khác vậy?”. Cô ấy buồn, bảo: “Toàn kiến thức khoa học đúng đắn cả đấy, phải nắm bắt khôn ngoan, chứ không… để chết à ?”.Nói chung là giảng giải suốt. Còn đem những tin tức ra “khủng bố” em, nào là hôm nay bao nhiêu người mới chết. Tại sao con COVID-19 này ghê gớm, có người âm tính 12 lần, đến lần thứ 13 lại dương. Còn có tin nó ở trong người, cố không gây triệu chứng gì để “đánh lừa” ta đó. Lại có tin nó làm cho ta không còn biết mùi vị là gì, ăn ớt, nhai nguyên củ hành tây cũng không biết. Đừng có đi mua thuốc cảm sốt tùm lum, nay ai mua thuốc cảm sốt ho là phải khai báo y tế theo dõi đó….

Rồi từ đó cô ấy không thèm nói nữa. Tự nhiên đổi thái độ lầm lì, nhà bỗng nặng nề. Em cũng kệ.

Chị bảo, em có nên… làm lành với “giáo sư” không?

Trần Thiện (Biên Hòa)

Bạn Thiện thân mến,

Chuyện nhà bạn nhỏ như… con kiến, có khi người ta đọc còn… buồn cười. Có gì đâu mà không nói với cô ấy: “Đọc nhiều thông tin để biết là tốt chứ, phòng tránh thông minh. Nhưng cũng đừng để thông tin làm cho mình bị ám ảnh đến nỗi bị stress vì quá tải lo sợ. Trước tiên sẽ ảnh hưởng sức khỏe của chính em đấy”.

Lý lẽ thì chỉ có vậy thôi. Nhưng vẫn… chưa hết chuyện đâu, vấn đề là thuốc chữa nào, cách nào giúp cô ấy sử dụng kiến thức “giáo sư” một cách tốt đẹp và hữu ích. Chứ tình hình này mà mấy bà vợ chẳng biết gì, chẳng chịu đọc gì thì còn… kinh hơn. Bạn cũng đọc tin rồi đó, ở một làng nọ, có bốn bà không chịu nổi cơn thèm… tám, bèn tụ tập đầu làng chém gió, bị phạt đó. Là vì trong những thời khắc nguy hiểm phải cách ly mà cứ… “hồn nhiên như cô tiên” là sai ngay.

“Giáo sư” của bạn đúng đấy, con Covid này rất nguy hiểm, loài người chưa tìm ra thuốc đặc hiệu, thì biết gì về nó để bảo toàn tính mạng là khôn ngoan. Sau nữa, trước một người “biết nhiều cả lo” thì những người thân phải làm sao? Chỉ trích “ôi giời làm gì lo dữ” hoặc cứ sống “to gan” bừa phứa? Thói bừa và ẩu của chúng ta sẽ là thứ “tra tấn” đối với người sống quy củ trật tự vệ sinh. Họ khổ hơn ta nhiều.

Thế gian được vợ hỏng chồng - có câu nói vậy về sự khác biệt của “hai kẻ lạ hoắc từ nền giáo dục gia đình khác biệt” nay thành một nhà. Những khác biệt kiểu như người chân thành sống với kẻ dối trá, người nhân hậu sống với kẻ độc ác chẳng hạn, chắc đều đã… ly hôn cả rồi. Số còn lại thì khác biệt vừa sức chịu đựng nhau vì tình thương lớn hơn. Vợ chồng bạn Thiện chắc nằm trong số này.

Vậy nên hãy yêu thương nhau nhiều hơn trong những giờ phút khắc nghiệt này. Hãy cố… gọn gàng, biết lo lắng, biết giúp đỡ nhau. Điều đó sẽ làm “giáo sư” yên lòng, hiểu biết tích cực chứ không biến nó thành nỗi sợ hãi.

Thân chúc gia đình bạn vui khỏe!

Hạnh Dung

Theo phunuonline

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !