Virus gây Covid-19 ở Hải Dương giống Đà Nẵng đáng mừng hay lo?

Chủng virus của bệnh nhân Hải Dương trùng với chủng virus Sars-Cov-2 ở Đà Nẵng có thể là tín hiệu vui để chúng ta xác định nguồn lây và kiểm soát dịch tốt hơn.

Theo ông Nguyễn Đình Thực, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương, hiện kết quả phân lập giải mã gen của virus SARS-COV-2 trên bệnh nhân 867 người Hải Dương nhưng phát hiện nhiễm Covid-19 tại Hà Nội thuộc chủng virus đang gây bệnh Covid-19 tại miền Trung.

Vào cuối tháng 7 khi ca bệnh Covid-19 đầu tiên phát hiện ở Đà Nẵng do chủng virus hoàn toàn mới, các chuyên gia của Viện vệ sinh Dịch tễ trung ương đến tiến hành phân tích và kết quả phân tích nguồn gen các bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng cho thấy chúng xâm nhập từ bên ngoài, không giống chủng đã từng lưu hành ở giai đoạn 1.

{keywords}
Ảnh minh họa

Với thông tin này, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết việc xác định được chủng virus này như thế nào có giá trị rất lớn để kiểm soát nguồn lây.

Thạc sĩ Hà chia sẻ hiện nay chủng Sars-CoV-2 có nhiều biến chủng, các biến chủng nhỏ lên tới con số hàng trăm ở mỗi khu vực khác nhau. Khi phát hiện chủng mới nhập vào hay chủng cũ thì chúng ta xác định được mối lây truyền trong nước hay chủng mới nhập từ bên ngoài vào.

Ở các nước đều phát hiện sự thay đổi nhỏ các biến chủng của virus này. Thạc sĩ Hà cho biết chủng này chỉ trở nên nguy hiểm khi chúng thay đổi gen mồi mà chúng ta không thể xét nghiệm được nữa.

Virus Sars-CoV-2 đến nay còn nhiều vấn đề chưa được hiểu rõ, chúng luôn luôn thay đổi và các chuyên gia dịch tễ học vẫn liên tục nghiên cứu về sự thay đổi đó có gây ra nguy cơ lây lan nhanh, bệnh nhân nặng hơn hay không.

Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần, bác sĩ Việt đang công tác tại Mỹ, để biết virus Sars-Cov-2 có nguy hiểm hay không, các nhà nghiên cứu theo dõi khả năng thay đổi (mutation) của virus Sars-Cov-2 là nhiều hay ít. Theo các nghiên cứu từ Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Los Alamos thì hiện nay virus Sars-Cov-2 thay đổi rất thấp, thấp hơn nhiều so với virus HIV và virus cúm mùa.

Bác sĩ Wynn cho biết đến nay quan trọng hơn là chưa có bằng chứng cho thấy có thêm độc tố của virus này, thêm khả năng gây bệnh mạnh hơn. Bài báo từ New England Journal of Medicine cho thấy virus Sars-Cov-2 chủng D614G thay đổi gen S spike protein rất chậm, chỉ 0.3% so với bản gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngay từ tháng 1, Việt Nam đã có những phân tích gen về virus này, cập nhật các chủng virus trên GISAID. Dữ liệu cho thấy có 32 phân tích gen của Sars-Cov-2, với các chủng G,GR, GH, S, V từ tháng 1 đến 4 năm 2020.

Chủng mới ở Đà Nẵng là chủng mới hoàn toàn và đã được đánh giá có khả năng lây nhanh hơn nhưng chủng mới này có thể vẫn không thay đổi độc tố của virus.

Bởi vậy, bác sĩ Wynn khuyên người dân nên tiếp tục tuân thủ các khuyến cáo về sức khoẻ của cơ quan y tế về phòng chống Covid-19.

Khánh Chi

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !