Vĩnh Phúc: Xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh, thân thiện

Xây dựng văn hóa giao thông (VHGT) không chỉ là giải pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) mà còn góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện.

Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, hướng tới xây dựng đô thị Vĩnh Phúc văn minh, hiện đại, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng văn hóa giao thông, tạo nên ý thức ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông của người dân.

Văn hóa giao thông là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau. Văn hóa khi tham gia giao thông chính là phải gương mẫu, tự giác chấp hành đúng luật Giao thông đường bộ.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến 95% số vụ TNGT xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Đi trên một số tuyến đường, không khó để bắt gặp những hành vi “không đẹp mắt”, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông, không chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây TNGT như phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ… Đây là thực trạng đáng báo động trong công tác đảm bảo TTATGT hiện nay cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn để thay đổi.

Xác định xây dựng VHGT là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả và môi trường giao thông an toàn, thân thiện, những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về TTATGT cũng như xây dựng VHGT trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo TTATGT nói chung và xây dựng VHGT nói riêng, tỉnh đã quan tâm nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, khoa học, tạo động lực để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; đồng thời, bảo đảm mỹ quan, môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Chất lượng công tác quản lý hoạt động vận tải, kiểm định phương tiện, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ngày càng được nâng cao. Công tác tuần tra, thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT được triển khai hiệu quả.

Tất cả những yếu tố trên đã góp phần quan trọng kéo giảm số vụ TNGT trên địa bàn tỉnh ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), đưa Vĩnh Phúc lên tốp đầu các tỉnh liên tục kéo giảm TNGT, được Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT tặng Cờ thi đua, Bằng khen.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình vi phạm TTATGT trên địa bàn tỉnh còn có những diễn biến phức tạp, còn xảy ra những vụ TNGT có tính chất đặc biệt nghiêm trọng; TNGT mặc dù đã được kéo giảm, song vẫn có nguy cơ gia tăng trở lại, nhất là trong bối cảnh đô thị hóa, sự phát triển của các khu công nghiệp, lượng phương tiện gia tăng.

Bên cạnh đó, một số người tham gia giao thông còn thiếu văn hóa khi tham gia giao thông, cư xử thiếu văn hóa khi xảy ra va chạm, xung đột trong quá trình giao thông, không tuân thủ pháp luật, chống người thi hành công vụ…

Xây dựng VHGT không chỉ là giải pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ xảy ra TNGT mà còn góp phần xây dựng văn môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện. Tuy nhiên, nhiệm vụ xây dựng VHGT đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, hữu hiệu; sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, ngành và sự đồng thuận, tham gia của toàn xã hội.

Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện các nội dung về VHGT, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Đề án “Xây dựng VHGT an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2030”.

Đề án đã xây dựng, cụ thể hóa các tiêu chí về VHGT an toàn đối với cả người tham gia giao thông và lực lượng chức năng quản lý, giám sát, điều hành giao thông. Để các tiêu chí VHGT an toàn tác động đến ý thức của mỗi người dân, thời gian tới, các cấp, ngành chức năng của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Đồng thời, kiện toàn, hiện đại hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về giao thông, vận tải; xây dựng, nâng cao năng lực làm việc cho các lực lượng thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về TTATGT, đảm bảo chuyên nghiệp, nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự.

Với những giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, việc xây dựng và duy trì nếp VHGT an toàn trên địa bàn tỉnh sẽ có những chuyển biến tích cực.

Khi VHGT từng bước được hình thành trong ý thức của cả cộng đồng, TNGT và các ảnh hưởng xấu khác trong quá trình tham gia giao thông sẽ giảm một cách bền vững; góp phần tạo cơ sở vững chắc xây dựng môi trường giao thông hiện đại, văn minh, an toàn, thân thiện.

Từ nay đến năm 2030, toàn tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu có hơn 75 nghìn lượt người dân được tiếp cận các tiêu chí VHGT an toàn qua các hình thức tuyên truyền; 85% dân cư trên các tuyến giao thông đường bộ được tuyên truyền và ký cam kết về VHGT an toàn; 95% học viên học lái xe tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh khi được sát hạch, cấp giấy phép lái xe đều có nền tảng cơ bản về VHGT an toàn; 100% học sinh, sinh viên trong các nhà trường được giáo dục hành vi ứng xử có văn hóa, kỹ năng tham gia giao thông an toàn; giảm tối thiểu 80% các hành vi vi phạm về tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm về chuyển làn đường, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, vi phạm về các quy định sử dụng còi, đèn chiếu sáng, xe chở quá tải…

Bảo Khánh

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !