Viết thư UPU lần thứ 47: Sẽ là thảm hoạ nếu không còn kháng sinh để trị bệnh

Viết thư quốc tế UPU từ lâu đã trở thành hoạt động quen thuộc với các em học sinh. Chủ đề UPU lần thứ 47 năm nay là “Lá thư du hành xuyên thời gian”.

Dưới đây là gợi ý bài viết thư “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?” với lời cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Vũ trụ năm 3500

Ta là lá thư được gửi đến từ vũ trụ năm 3500, để cảnh báo loài người trong thế kỷ 21 trước vấn nạn kháng thuốc kháng sinh.

Trong thế kỷ 21 của con người, có lẽ chưa khi nào mà tình trạng kháng thuốc kháng sinh lại trở nên trầm trọng, đáng báo động như vậy.

Với dữ liệu thu thập từ 114 quốc gia, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo về thực trạng có quá ít loại kháng sinh mới được nghiên cứu và phát triển để chống lại mối đe dọa của những căn bệnh nhiễm trùng kháng nhiều loại thuốc. Ngoài ra, tốc độ kháng thuốc còn được dự báo sẽ vượt cả tốc độ phát triển thuốc chậm trễ hiện nay.

Đầu tiên, chỉ có 33 loại kháng sinh được WHO đưa ra trong danh sách ưu tiên để chống các loại mầm bệnh, nhưng đến năm 2017, WHO đã công bố danh sách hàng chục "mầm bệnh ưu tiên có thuốc": đó là 12 nhóm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, mối đe dọa lớn nhất đối với sức khoẻ con người.

Một trong số những mầm bệnh kháng thuốc nguy hiểm này có bệnh lao kháng thuốc, khiến 250.000 người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm. Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh khác, như Acinetobacter, Pseudomonas và Enterobacteriaceae (Enterobacteriaceae hay họ Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn gram âm), những vi khuẩn thường gây ra các bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện và nhà dưỡng lão và giữa các bệnh nhân.

Trong số 33 loại thuốc tiềm năng có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng ưu tiên, chỉ có 8 loại thuốc điều trị mới. 25 loại thuốc còn lại chỉ là những loại thuốc được sửa đổi đơn giản từ các nhóm kháng sinh hiện có. Theo WHO, 25 loại thuốc này chỉ là những giải pháp ngắn hạn vì dự kiến vi khuẩn sẽ nhanh chóng thích nghi và kháng thuốc.

Theo báo cáo mới, các loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng lao cần có ít nhất ba loại thuốc kháng sinh, nhưng chỉ có 7 loại thuốc mới được thử nghiệm lâm sàng. Chẳng bao lâu, nguy cơ thiếu hụt thuốc nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Điều tương tự cũng đúng đối với mầm bệnh gram âm, có thể gây ra các ca nhiễm nặng, thường là tử vong ở các bệnh viện và nhà dưỡng lão.

Kháng kháng sinh làm kéo dài thời gian bị bệnh, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng nguy cơ tử vong. WHO cho thấy: hầu như tất cả các khu vực đều xảy ra kháng cao với methicillin trong điều trị khuẩn tụ cầu vàng (MRSA); trong đó, Đông Nam Á hơn 25%, Đông Địa Trung Hải hơn 50%, châu Âu 60%, châu Phi 80%, Tây Thái Bình Dương 80%, châu Mỹ 90%.

Các khu vực như châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, châu Phi, Tây Thái Bình Dương, châu Âu đã xảy ra kháng kháng sinh thế hệ thứ ba trong trong điều trị nhiễm khuẩn đường ruột K. Pneumoniae và E. Coli.

Con người đang đứng trước cảnh báo nghiêm trọng sẽ phải đối mặt với một kỷ nguyên hậu kháng sinh, khi đó các bệnh nhiễm trùng thông thường hoặc các vết thương nhẹ trước đây có thể chữa trị được thì nay có thể gây ra chết người do hiện tượng kháng thuốc.

Bằng các biện pháp phối hợp như phòng ngừa nhiễm khuẩn, kiểm soát lây nhiễm ở các cơ sở y tế, thực hiện tiêm phòng, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi và chỉ khi có chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng và đủ theo toa đã kê ngay cả khi đã đỡ bệnh, đặc biệt, không chia sẻ thuốc kháng sinh hoặc sử dụng thuốc còn sót lại.

Ngành y và giới chuyên môn cần tăng cường công tác kiểm soát và phòng chống nhiễm trùng; chỉ kê đơn và cấp thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và đúng với từng loại bệnh. Các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp cần tăng cường theo dõi kháng và năng lực phòng thí nghiệm; điều tiết và thúc đẩy sử dụng thích hợp các loại thuốc; khuyến khích cải tiến, nghiên cứu và phát triển các công cụ mới; thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa tất cả các bên liên quan.

Con người nếu không chung tay hành động ngay từ bây giờ sẽ phải đối mặt với một tương lai sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Sức khỏe của bạn nằm trong chính đôi tay của bạn, vì thế hãy cùng nhau cố gắng vì một thế giới khỏe mạnh.

Lời chào thân ái từ tương lai!

An Nhiên

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !