Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, phát triển và thịnh vượng
Năm 2015, Việt Nam kỷ niệm nhiều sự kiện chính trị trọng đại, 70 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 02/9, liên quan việc 40 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng là kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
PAVEL PILNÝ, sinh năm 1944 tại thành phố CHRUDIM miền Trung CH Séc, kỹ sư máy nông nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Séc - Morava (KSCM); nguyên là trợ lý kinh tế của ông Václav Exner - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Đảng Cộng sản Séc - Morava (KSCM), nhà báo tự do đăng trên tờ Haló Noviny - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Morava, là một trong những tờ báo lớn ở Séc
Hai nước đã có nhiều hoạt động thiết thực để kỷ niệm, đó là chuyến thăm Séc có ý nghĩa lịch sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (10/5-13/5/2015) đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận và ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng nhằm củng cố sự phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước; trong đó phải kể đến hai bên đã cùng hợp tác tổ chức năm văn hóa với nhiều chuỗi các sự kiện ở thủ đô mỗi nước như “Buổi chiều Việt Nam” tại Praha với sự tham dự của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam Hoàng Tuấn Anh; khai trương Văn phòng đại diện BIDV của Việt Nam tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc…
Quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc là mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Chính phủ và nhân dân Cộng hòa Séc đã có nhiều hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mới đây, Chính phủ Séc đã công nhận cộng đồng người Việt Nam tại Séc là Dân tộc thiểu số thứ 14 của Cộng hòa Séc (03/7/2013). Việc này sẽ tạo thuận lợi cho việc sinh sống, làm ăn của hơn 60.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Cộng hòa Séc hiện nay.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đất nước đang phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, với nhiều thành công, GDP hàng năm tăng trung bình từ 6-7%, mức sống của người dân càng được nâng cao, đặc biệt là thành tích xóa đói giảm nghèo đã được Liên hợp quốc công nhận.
Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được nâng cao, tập trung cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, như xây dựng mở rộng sân bay; hiện đại hóa nhiều quốc lộ từ bắc vào nam, đáng chú ý là xây dựng nhiều tuyến tàu điện ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, phát triển nhiều khu công nghiệp và cả các khu trung tâm thương mại và khu đô thị, nhà ở cho các tầng lớp nhân dân,… là địa chỉ cho các nhà đầu tư kinh doanh của thế giới cũng như của Cộng hòa Séc.
Việt Nam đất nước có nhiều di tích lịch sử và nhiều di sản thiên nhiên của thế giới như Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO và Liên hợp quốc cấp chứng nhận, đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch nước ngoài hàng năm đến Việt Nam.