Việt Nam và Nga đẩy mạnh hợp tác kinh tế sau khi kết thúc đại dịch

Theo TASS, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã bày tỏ cảm kích đối với truyền thông nước ngoài, bao gồm cả TASS, vì sự quan tâm sâu sắc đến cuộc chiến chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

“Việt Nam và Nga đẩy mạnh hợp tác kinh doanh sau khi kết thúc đại dịch” là tiêu đề bài phỏng vấn của ông Yuri Denisovich, Trưởng Văn phòng đại diện hãng thông tấn TASS (Nga) tại Việt Nam đối với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 22/5.

Theo đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng sự hợp tác kinh tế Việt - Nga sẽ tăng trưởng trở lại sau đại dịch. “Chúng tôi có nhiều dự án đầy triển vọng – dự án xây dựng các nhà máy điện, ngành công nghiệp ô tô, ngành du lịch. Khi dịch bệnh kết thúc, chúng tôi sẽ khôi phục hoàn toàn hợp tác trong tất cả các lĩnh vực. Điều này sẽ giúp tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý rằng, Việt Nam rất biết ơn phía Nga đã hỗ trợ các công dân Việt Nam ở Nga trong điều kiện tình hình dịch tễ khó khăn do sự bùng phát dịch Covid-19. “Chúng tôi rất biết ơn Chính phủ Liên bang Nga và người dân Nga vì sự hỗ trợ dành cho công dân Việt Nam tại Nga”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Tại cuộc phỏng vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thêm, tháng trước ông đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin để trao đổi hợp tác giữa hai nước nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Theo đó, phía Nga đã đồng ý cùng Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực thiết bị và vật liệu y tế, cũng như hỗ trợ công dân của nhau, kịp thời phối hợp các hành động để giải quyết các vấn đề mới nổi và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trở về quê hương.

{keywords}
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và ông Yuri Denisovich, Trưởng Văn phòng đại diện hãng thông tấn TASS tại Việt Nam. (Ảnh: TASS)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của chính quyền Nga trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Trong những tuần gần đây, phía Nga đã nhận được hàng trăm ngàn khẩu trang kháng khuẩn, thuốc khử trùng, khăn lau khử trùng và các sản phẩm vệ sinh cần thiết khác để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 từ Việt Nam. Đặc biệt, trong ba tháng tới, Việt Nam sẽ cung cấp cho Nga 1.500 máy thở.

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý rằng, Việt Nam đã đẩy lùi thành công đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên, và đã bước vào một thời kỳ phát triển mới, cùng với những nỗ lực phát triển kinh tế xã hội, mà vẫn phải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc nới lỏng chính sách nhập cư và nối lại các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác là rất cần thiết trong giai đoạn tới để tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế, nhưng những quyết định này sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh.

“Vấn đề này cần được nghiên cứu cẩn thận, và phải được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế trước sự lây lan của đại dịch Covid-19 cả trong và ngoài nước để ngăn chặn sự tái bùng phát của dịch bệnh tại Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù Việt Nam đã tạm đình chỉ khai thác các chuyến bay thương mại với các quốc gia khác trong thời kỳ dịch bệnh, nhưng chính quyền vẫn cho phép người nước ngoài vào và ra cho các mục đích ngoại giao hoặc công vụ, hoặc lao động kỹ thuật cao mới được phép nhập cảnh Việt Nam.

Công dân nước ngoài hiện có thể đến Việt Nam trên các chuyến bay đặc biệt với yêu cầu xét nghiệm virus, kiểm tra sức khỏe, cách ly 14 ngày theo quy định. Bao gồm các chuyên gia, nhà quản lý kinh doanh và các chuyên gia công nghệ cao. Đồng thời, Việt Nam đang tích cực hợp tác với các nước khác trong việc tổ chức các chuyến bay để đưa công dân của họ khỏi các khu vực bùng phát dịch.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, giữa đại dịch Covid-19, chính quyền Việt Nam tích cực hỗ trợ các cơ quan ngoại giao hoạt động tại Việt Nam để bảo vệ sức khỏe của công dân và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài trở về nước.

“Các bác sĩ và chuyên gia y tế hàng đầu tại Việt Nam dành toàn bộ nhân lực cho việc điều trị những người nước ngoài không may bị mắc Covid-19, nhờ đó họ có thể phục hồi và trở về quê hương. Nhiều người dân địa phương của chúng tôi đã quan tâm và hỗ trợ cho những người nước ngoài gặp khó khăn ở Việt Nam trong thời gian dịch bệnh bùng phát”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Kinh nghiệm chống đại dịch của người Việt

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với các nước kinh nghiệm trong việc chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19. “Chúng tôi tin rằng trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, tất cả chúng ta sẽ cùng nhau đối phó thành công với dịch bệnh nguy hiểm này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. Theo Thủ tướng, Việt Nam đã đẩy lùi làn sóng đầu tiên của dịch Covid-19, trở thành một trong số các quốc gia ghi nhận ít trường hợp nhiễm bệnh và không có trường hợp nào tử vong.

Kể từ khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19 vào ngày 23/1, theo dữ liệu vào ngày 18/5, Việt Nam có 320 người mắc bệnh, trong đó, 260 người được chữa khỏi đủ điều kiện xuất viện theo quy định của Bộ Y tế, và 60 bệnh nhân vẫn ở trong các cơ sở y tế dưới sự giám sát chặt chẽ. Theo Thủ tướng, những kết quả như vậy đạt được nhờ vào công tác phối hợp hiệu quả của các nhân viên y tế.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam lưu ý rằng, Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với các nước và tổ chức để nhận được sự hỗ trợ có giá trị từ những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.

Đáp lại, trên tinh thần đoàn kết, Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ và hợp tác trong việc chống lại đại dịch Covid-19 với hơn 20 quốc gia cũng như tổ chức quốc tế. Với tình cảm chân thành, chính phủ Việt Nam đã tặng khẩu trang kháng khuẩn, vật tư, thuốc men và thiết bị y tế trị giá hàng triệu USD cho chính phủ và công dân của một số quốc gia, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Trong số những người nhận được sự hỗ trợ này là các quốc gia láng giềng, cũng như bạn bè truyền thống và đối tác quan trọng của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chú ý đến việc Việt Nam rất chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, Việt Nam đã công bố Tuyên bố Chủ tịch về phản ứng chung của hiệp hội đối với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, tổ chức thành công các hội nghị thượng đỉnh ASEAN và ASEAN+3 về chủ đề phản ứng chung với sự lây lan dịch bệnh.

Từ đầu năm, Thủ tướng cùng các bộ trưởng đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại với lãnh đạo của hơn 25 quốc gia và các tổ chức quốc tế, tham gia 17 hội nghị và diễn đàn trực tuyến quốc tế nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phòng chống dịch tễ học.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan truyền thông nước ngoài, trong đó có TASS đã quan tâm sâu sắc đến cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 của Việt Nam. “Chúng tôi gửi lời cảm ơn đến các hãng truyền thông, báo chí quốc tế thời gian qua đã dành sự quan tâm và có những đánh giá toàn diện, khách quan về tình hình và những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, chúng tôi coi đây là nguồn khích lệ lớn cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Về phần mình, ông Yuri Denisovich thay mặt Hãng thông tấn TASS, cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã liên tục quan tâm đến sự phát triển hợp tác song phương giữa hai nước.

Thanh Bình (lược dịch)

Du khách Việt Nam đứng đầu trong khối ASEAN tới Campuchia

Du khách Việt Nam hiện đứng đầu trong khối ASEAN tới thăm Campuchia trong quý I năm nay và theo sau là Thái Lan. 

Hợp tác với Ấn Độ bảo quản các bản thảo Chăm

Trong di sản văn hóa Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm…

 

Việt Nam – Campuchia mở thêm đường bay tới nhiều điểm nóng du lịch

Việt Nam – Campuchia mở thêm đường bay tới nhiều điểm nóng du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng vọt trở lại sau dịch Covid-19.

Việt Nam – Campuchia tăng cường các mối quan hệ quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Campuchia nhấn mạnh hai nước cần thúc đẩy thêm mối quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.

Dấu ấn 30 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên báo Hàn

Báo Korea IT Times của Hàn Quốc đã có bài viết điểm lại những dấu ấn trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc. 

Thúc đẩy quan hệ kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao Việt - Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kêu gọi các doanh nghiệp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao hai nước Việt - Lào. 

Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt - Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh cần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức nước CHDCND Lào từ ngày 15 - 17/5. 

Chuyến thăm tới Việt Nam của Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào: Những kết quả chính đạt được

Chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam của Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào đã kết thúc tốt đẹp với nhiều kết quả quan trọng đạt được. 

Những con số ấn tượng về mối quan hệ 50 năm giữa Việt Nam - Ấn Độ

Mối quan hệ 50 năm giữa Việt Nam - Ấn Độ được thể hiện ấn tượng qua những chuyến thăm, cùng con số đầu tư kinh tế song phương. 

Đang cập nhật dữ liệu !