Việt Nam khó mua tiêm kích Gripen hoặc Rafale

Theo Reuters, Việt Nam đã thực hiện các cuộc đàm phán sơ bộ với tập đoàn Saab của Thụy Điển và Dassault của Pháp để mua khoảng 12 chiến đấu cơ.

 Thông tin Việt Nam đã thực hiện các cuộc đàm phán sơ bộ với tập đoàn Saab của Thụy Điển và Dassault của Pháp rò rỉ từ từ các quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng và một nguồn tin riêng biệt, quen thuộc trong các cuộc đàm phán với chính phủ cho biết, theo Reuters.

Được biết, đây là lần mới nhất hãng Reuters đưa tin về việc Việt Nam đàm phán mua máy bay phương Tây mà không phải là Nga. Hồi tháng 1/2016, hãng tin này cũng cho rằng Việt Nam đang đàm phán để mua Gripen hoặc máy bay Rafale của Pháp để thay thế cho phi đội MiG-21 già nua.

Tuy nhiên, theo phân tích của National Interest, trong trường hợp lựa chọn 1 trong 2 dòng máy bay này, Việt Nam đều có thể gặp khó trong quá trình mua sắm và sử dụng.

Việt Nam khó mua tiêm kích Gripen hoặc Rafale - ảnh 1
Chiến đấu cơ JAS-39 Gripen.

Tiêm kích hạng nhẹ - giá hạng nặng

Với trường hợp của JAS-39 Gripen, đây là loại máy bay chiến đấu đa năng một động cơ, nhỏ gọn có tính năng cao do Thụy Điển sản xuất. JAS-39 được thiết kế với một cặp cánh delta lớn và cánh mũi đậm chất châu Âu.

Máy bay có ưu điểm là rất linh hoạt, có thể cất hạ cánh trên đường băng ngắn chỉ 800m, trong quá trình chiến đấu chỉ cần mất vài phút tái nạp nhiên liệu và vũ trang là lại có thể cất cánh.

Gripen được trang bị những hệ thống điện tử hàng không hiện đại bậc nhất của Thụy Điển và châu Âu trong đó nổi bật là radar xung Doppler PS-05/A của liên doanh Ericsson và GEC-Marconi có tầm hoạt động tối đa 120 km.

Các công nghệ ứng dụng trên JAS-39 có 67% của Thụy Điển và châu Âu còn lại 33% là của Mỹ. Cấu hình vũ khí tiêu chuẩn của Gripen gồm 1 pháo 27mm Mauser BK-27, tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9 Sidewinder và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverich.

Tiêm kích Gripen với các đặc tính: nhỏ gọn, khả năng cơ động cao, dễ sử dụng, chi phí bảo trì rẻ xứng đáng là ứng viên lý tưởng để thay thế MiG-21. Tuy nhiên, rất tiếc Việt Nam lại gặp phải những trở ngại sau nếu như có ý định mua máy bay này.

Trước hết, máy bay sử dụng động cơ Volvo Aero RM-12 mua lại bản quyền của Mỹ cùng toàn bộ vũ khí trang bị đều theo chuẩn Mỹ và NATO khiến Việt Nam không thể tiếp cận trong tình cảnh vẫn chịu lệnh cấm vận vũ khí sát thương, nếu chuyển đổi sang hệ Nga thì lại cực kỳ tốn kém.

Hơn nữa do các thiết bị trên máy bay đến từ quá nhiều quốc gia nên sẽ gây khó khăn cho nước sử dụng khi phải tiến hành sửa chữa, thay thế và mặc dù chỉ là tiêm kích nhẹ nhưng giá của JAS-39 lên tới trên 60 triệu USD, cao hơn cả Su-30MK2 hiện có trong trang bị của Không quân Việt Nam.

Việt Nam khó mua tiêm kích Gripen hoặc Rafale - ảnh 2
Tiêm kích Rafale.

Đẳng cấp đi đôi với giá thành

Còn với trường hợp Rafale, đây là máy bay chiến đấu đa nhiệm 2 động cơ với cánh hình tam giác thuộc thế hệ 4,5 do hãng Dassault Aviation của Pháp chế tạo, đây cũng chính là tiêm kích hiện đại nhất đang được Không quân Pháp sử dụng.

Máy bay được trang bị các hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất thế giới hiện nay đặc biệt là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) RBE2 có khả năng phát hiện máy bay tàng hình cùng hệ thống chiến tranh điện tử Spectra được quảng cáo sẽ giúp Rafale hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương.

Với thiết kế khí động học khá ưu việt lại được sự hỗ trợ của cánh mũi, Rafale có thể thực hiện những pha quay ngoặt đột ngột trong không gian chật hẹp. Khi thao diễn ở tốc độ siêu âm, không khí đi qua cánh máy bay sẽ bị dồn nén lại và tạo nên hiệu ứng như bức màn che phủ. Rafale còn có thể thực hiện động tác "rắn hổ mang" ở trạng thái động cơ gần như không hoạt động.

Mặc dù có kích thước khá khiêm tốn: dài 15,27m; sải cánh 10,8m; cao 5,34m; trọng lượng rỗng 9.060 kg nhưng Rafale lại có khả năng mang theo tới 9,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển; tầm hoạt động đạt tới 1.800 km. Các thông số này của Rafale còn vượt trội cả tiêm kích hạng nặng Su-30 của Nga.

Rafale mặc dù có tính năng chiến đấu cực kỳ ưu việt, có thể nói là số 1 trong các máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 hiện nay nhưng lại có nhược điểm là giá thành quá cao, lên tới trên 125 triệu USD/chiếc, gấp đôi Su-30MK2 nên tỏ ra không phù hợp để trang bị với số lượng lớn nhằm thay thế vai trò tiêm kích nhẹ của MiG-21.

Nguồn: Baodatviet.vn

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !