Việt Nam có nhiều chính sách để phát triển công trình xanh tiết kiệm, hiệu quả năng lượng

Công trình xanh là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên…

Ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, Công trình xanh là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất lượng môi trường bên trong công trình; bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.

Theo thống kê, hiện có khoảng trên 165 công trình xanh được đánh giá, chứng nhận bởi các hệ thống, tiêu chuẩn của Lotus (VGBC), Edge (IFC-WB), LEED (Hội đồng CTX Hoa Kỳ), Green Mark (Singapore). Trong số các công trình xanh được chứng nhận, công trình có vốn đầu tư nước ngoài, vốn ngoài ngân sách chiếm đa số. Số công trình có vốn đầu tư công, vốn ngân sách chiếm tỷ lệ khiêm tốn.

Bên cạnh đó, vấn đề tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng và dân dụng với số lượng các công trình nhà cao tầng, số lượng đô thị, số các hộ gia đình xây dựng nhà kiên cố tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng và dân dụng ngày càng tăng. Điều này gây áp lực đến nguồn cung về năng lượng.

Các chính sách những động lực hay những áp lưc đối với việc thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả. Ví dụ cách đây 10 -15 năm việc tiếp cận các sản phẩm công nghệ có tính năng tiết kiệm năng lượng là tương đối khó khăn, giá thành đắt. Đơn cử như vào 8 đến 10 năm trước, đèn led là một trong những thiết bị tiết kiệm năng lượng nhưng đến nay nó là nguồn sáng thông thường, không đủ tiêu chí đánh giá công trình xanh nữa. 

Như vậy, thấy rằng sự phát triển công nghệ rất nhanh tạo áp lực cho chúng ta đầu tư công trình xanh. Về tác nhân hay động lực thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng, thứ nhất là cam kết của chính phủ về bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải, mãnh mẽ đầu tư đổi mới công nghệ cũng như có giải pháp giảm tác hại nhà kính.

Nói về khung chính sách về phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng ở Việt Nam, ông Nguyễn Công Thịnh cho biết, hiện nay Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách tương đối đầy đủ và toàn diện về phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, bao gồm: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 và các văn bản hướng dẫn; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh năm 2014; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”….

Còn ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đã bao phủ hầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có các lĩnh vực thuộc sự quản lý nhà nước của ngành Xây dựng: như quy hoạch, kiến trúc cho các đô thị.

Trong nhiều năm qua, Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan đầu mối của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc xây dựng và sửa đổi các chính sách pháp luật về tiết kiệm năng lượng. 

Trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng khoảng 10%; nhu cầu về điện tăng 13% trong giai đoạn 2001-2010 và tăng khoảng 11% trong giai đoạn 2011 – 2015; phát thải khí nhà kinh từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 83% vào năm 2020 và 86% vào năm 2030. Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. 

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 đề ra mục tiêu: Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Minh Thư

Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất

Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.

Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng

Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020

Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.

Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái

Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.

Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”

Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng

Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !