Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Thông qua chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ 2009 đến nay, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được xác định là nguồn năng lượng đầu tiên trong đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030, tại Hà Nội, Bộ Công Thương cùng với Trung tâm năng lượng Nhật Bản (ECCJ) và Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức hội nghị quốc tế G20 và các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội nghị quốc tế G20 và các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nằm trong loạt hoạt động thường niên của Nhóm đối tác quốc tế về tiết kiệm năng lượng (International Partnership for Energy Efficiency Cooperation: IPEEC).

Theo đó, nhóm IPEEC được thành lập từ năm 2009, trong đó Nhật Bản đảm nhận vai trò chủ trì tổ công tác về Mạng lưới quản lý năng lượng (Energy Management Action Network - EMAK). Nhóm công tác EMAK có mục tiêu thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Từ năm 2009 đến nay, EMAK đã tổ chức các hoạt động khác nhau, trong đó có việc tổ chức các hội thảo thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

{keywords}
Hội nghị quốc tế G20 và các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đánh giá cao các hoạt động của EMAK thời gian vừa qua trong việc kết nối mạng lưới giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển thông qua việc chia sẻ giải pháp, công nghệ và kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng.

“Hội nghị này là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm về chính sách của Nhật Bản, các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là về công nghệ, giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được áp dụng thành công tại các doanh nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam”, ông Trịnh Quốc Vũ bày tỏ.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã sớm xác định tầm quan trọng của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Năm 2010, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ra đời, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động về tiết kiệm năng lượng.

Triển khai thực hiện Luật Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng, đã dự thảo và trình Chính phủ hàng loạt các văn bản dưới luật, gồm nghị định, hệ thống thông tư hướng dẫn thực hiện luật. Bên cạnh đó, thông qua Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ 2009 đến nay, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được xác định là nguồn năng lượng đầu tiên trong đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. Từ thời điểm đó đến năm 2020, dự kiến sẽ tiết kiệm 5 – 7% năng lượng tiêu thụ.

Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, để đạt được mục tiêu nêu trên, bên cạnh nỗ lực của Việt Nam, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Bộ Công Thương đã và đang chủ động phối hợp, triển khai các hoạt động về năng lượng trong Khu vực ASEAN, hợp tác với các tổ chức quốc tế, trong đó có các hoạt động hợp tác với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

Tại hội nghị này, Bộ Công Thương chia sẻ về trường hợp điển hình của dự án Thúc đẩy sử dụng nồi hơi công nghiệp hiệu quả năng lượng đã được thực hiện thành công. Hàng năm, dự án tiết kiệm 2,9 triệu Gj và giảm 488.000 tấn CO2.

Với 3 phiên thảo luận của hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy các hoạt động về năng lượng, tiết kiệm năng lượng trong khu vực ASEAN, với các tổ chức quốc tế.

Hội nghị là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm về chính sách của Nhật Bản, các nước ASEAN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bộ Công Thương đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Trong thời gian tới, các ý kiến này sẽ được triển khai trong chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hiền Anh

Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất

Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.

Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng

Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020

Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.

Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái

Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.

Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”

Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng

Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !