Vì sao xung đột Ấn Độ vs Pakistan kéo dài hàng thập kỷ?

Tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan những ngày vừa qua lại “nóng” hơn bao giờ hết. Thực tế, xung đột tại Kashmir chỉ là một phần của quan hệ không thân thiện giữa hai nước lớn ở Nam Á này.

Ngày 14/2/2019, một vụ tấn công liều chết đã diễn ra ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát làm 45 người chết. Vụ đánh bom Pulwama được Dehli cho là do nhóm chiến binh Hồi giáo Jaish-e-Mohammad đóng ở Pakistan gây ra.

Sang ngày 19/2, tin tức nói có thêm bốn binh sĩ Ấn Độ bị bắn chết trong cuộc đọ súng với dân quân Hồi giáo mà Ấn Độ cho rằng Pakistan ủng hộ.

Căng thẳng hơn nữa, ngày 27/2/2019, Pakistan tuyên bố đã bắn hạ 2 máy bay của Ấn Độ trong khi Ấn Độ bắn được 1 máy bay của Pakistan . Hai bên đã đóng cửa không phận phía Bắc.

Ngày 28/2 Pakistan pháo công liên tiếp vào biên giới làm 5 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, Ấn Độ cũng đáp trả làm 14 người Pakistan thương vong.

Tuy nhiên, xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan không chỉ mới bắt đầu từ đó mà đã hình thành từ năm 1947, khi các vùng thuộc địa Anh giành độc lập.

Lãnh thổ Ấn Độ (cam), Pakistan (xanh lá) và vùng tranh chấp Kashmir. Nguồn: Wiki

Hãy cùng nhìn lại những lần đụng độ giữa New Delhi và Islamabad qua từng năm:

Thời thuộc địa Anh, tiểu lục địa Ấn Độ được chia làm trên 500 vương quốc, công quốc, lãnh địa nhỏ do các ông hoàng bản địa lãnh đạo về hình thức, còn quyền lực thật do người Anh nắm giữ. Người Anh làm chủ bộ máy hành chính, quân đội, hệ thống hỏa xa, bưu chính, và ngoại giao nhưng không can thiệp vào các tập tục văn hóa, tôn giáo bản địa.

Jammu và Kashmir chỉ là hai trong số hàng trăm lãnh địa nhỏ. Vùng đất của đa số người Hồi giáo nằm về phía Tây tiểu lục địa cũng chỉ mới có tên là Pakistan vào năm 1933.

Vào tháng 8/1947: Anh quyết định trao trả độc lập cho vùng Nam Á, và cắt Pakistan thành nước cho người theo Hồi giáo. Còn Ấn Độ sẽ là quốc gia cho đa số người theo Ấn giáo và các đạo khác.

Khoảng 14 triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa, phải chọn trở thành công dân của một trong hai quốc gia mới, trong cuộc chia cắt vĩ đại, gọi là Partition. Khoảng 2 triệu người bị giết trong xung đột theo sau cuộc di cư khổng lồ đó, tạo ra không khí thù địch mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc đầu tiên cho hai nước.

Các tiểu vương quốc đều phải chọn hoặc trở thành bộ phận của Dominion of Pakistan, hoặc Dominion of India. Nhưng Jammu và Kashmir không chọn theo Pakistan.

Quân đội Ấn Độ trong cuộc chiến 1947-1948. Nguồn: Wiki

Tháng 10/1947: một nhóm vũ trang từ Pakistan đem quân vào chiếm Kashmir. Vị tiểu vương ở Kashmir kêu gọi Ấn Độ trợ giúp và giao tranh Ấn Độ - Pakistan lần 1 tại Kashmir nổ ra.

Tháng 5/1948, quân chính quy Pakistan lên biên giới và giao tranh với quân đội Ấn Độ. Cuộc chiến chỉ tạm ngưng vào tháng 1/1949.

Sau cuộc chiến 1949: Liên Hiệp Quốc phải cử quân gìn giữ hòa bình vào phân giải tranh chấp tại Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. Nhưng lời hứa mở trưng cầu dân ý để người địa phương tự quyết đã không được thực hiện.

Năm 1954: Quốc hội Ấn Độ phê chuẩn luật đưa Jammu và Kashmir vào lãnh thổ Cộng hòa Ấn Độ. Nhưng phần do Ấn Độ kiểm soát chỉ chiếm 2/3 Kashmir, nay có khoảng 12 triệu dân.

Năm 1957: bang Kashmir thuộc Ấn Độ thông qua hiến pháp, dựa trên căn bản Hiến pháp Ấn Độ. Bên phía Pakistan, vùng bán tự trị Azad Jammu và Kashmir được thành lập. Pakistan không công nhận bang Kashmir do Ấn Độ lập ra.

Năm 1962 và 1963, sau chiến tranh Trung - Ấn ở vùng núi Himalaya, Ấn Độ và Pakistan đồng ý mở đàm phán về biên giới ở Kashmir dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ và Anh Quốc mà không đạt kết quả gì.

Năm 1965: chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lại nổ ra từ tháng 4 đến tháng 9.

Năm 1971: giao tranh Ấn Độ - Pakistan bùng nổ ở diện rộng vì vấn đề Đông Pakistan, vùng nói tiếng Bengal, nằm cách biệt khỏi Tây Pakistan và muốn độc lập. Ấn Độ đưa quân vào trợ giúp người bản địa chống lại quân đội Pakistan, là bắt sống 90 nghìn tù binh Pakistan ở Dhaka. Đông Pakistan tuyên bố độc lập, thành lập nước Bangladesh vào cuối 1971.

Chỉ huy lực lượng Đông Pakistan ký biên bản đầu hàng ở Dhaka tháng 12/1971 trước sự chứng kiến tướng quân đội Ấn Độ. Nguồn: Wiki

Năm 1974: Islamabad công nhận Bangladesh, và ký đường Kiểm soát Hành chính tại Kashmir với Ấn Độ dài 450 dặm nhưng không công nhận bang Kashmir thuộc Ấn Độ. Cùng năm đó, Ấn Độ cho thử thiết bị hạt nhân đầu tiên.

Các năm 1987-1989: nhóm đấu tranh Kashmir nổi lên chống quyền lực của Dehli. Phong trào vũ trang Hồi giáo Jammu và Kashmir chống Ấn Độ được Pakistan công khai hỗ trợ.

Năm 1990: Ấn Độ bắt đầu cáo buộc Pakistan vũ trang và cử những phần tử Hồi giáo vào khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Pakistan phủ nhận cáo buộc.

Tháng 5/1998: Ấn Độ tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và tuyên bố kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Pakistan tuyên bố tiến hành 6 vụ thử.

Năm 1999: Hai nước đứng bên bờ vực cuộc chiến thứ tư sau khi Ấn Độ phát động chiến dịch lớn nhằm vào những người Pakistan xâm nhập vào khu vực núi ở Kargil thuộc khu vực Kashmir của Ấn Độ.

Cuối 1999, tướng Pervez Musharraf làm đảo chính, lên nắm quyền ở Pakistan.

Năm 2001: vào tháng 12, khủng bố tấn công Quốc hội Ấn Độ. 14 người, trong đó có 5 kẻ tấn công, đã thiệt mạng. Ấn Độ cáo buộc các nhóm khủng bố người Kashmir có trụ sở ở Pakistan và Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Mohammad là thủ phạm. Hàng nghìn binh sĩ đã đối đầu nhau ở biên giới sau vụ này.

Năm 2002: căng thẳng lại lên cao. Ấn Độ thử hỏa tiễn Agni có khả năng mang đầu đạn nguyên tử. Musharraf tuyên bố đáp trả toàn diện mọi tấn công của Ấn Độ nếu xảy ra.

Năm 2004: hai nước khởi động tiến trình hòa bình mà sau đó đã cải thiện quan hệ về ngoại giao, thể thao, thương mại, nhưng không đạt được tiến bộ trong vấn đề Kashmir. Tiến trình hòa bình bế tắc sau các vụ đánh bom nhằm vào Ấn Độ.

Tháng 7/2008: Ấn Độ cho rằng Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) đứng sau vụ tấn công sứ quán Ấn Độ ở thủ đô Kabul của Afghanistan làm 58 người chết.

Năm 2010-2017: phong trào đòi độc lập cho Kashmir lên cao. Các vụ tấn công vào quân đội Ấn Độ cũng xảy ra rải rác.

Năm 2015: lần đầu thủ tướng Narendra Modi sang thăm Lahore, chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Ấn Độ sang Pakistan trong một thập niên.

Năm 2016: tình hình lại xấu đi với vụ tấn công của du kích Hồi giáo vào quân đội Ấn Độ, làm chết 18 quân nhân Ấn ở Uri.

Lực lượng an ninh Ấn Độ canh gác gần biên giới Pakistan ngày 1/3/2019. Nguồn: CNN

Năm 2019: sau vụ đánh bom tại Pulwama, Ấn Độ muốn đưa tên ông Masood Azhar, lãnh đạo nhóm Jaish-e-Mohammed, vào danh sách khủng bố của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, theo tin mới nhất, Trung Quốc, nước đồng minh của Pakistan, không ủng hộ.

Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào Pakistan thông qua dự án Hành lang Kinh tế khổng lồ nối vùng phía Bắc Trung Quốc với biển Ả Rập. Trong khi đó, Ấn Độ phản đối Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở Nam Á. Thời gian qua, Ấn Độ và Trung Quốc có một số lần đối đầu nhỏ tại biên giới.

T.M (tổng hợp theo BBC, Reuters, AP)
Từ khóa: xung đột Ấn Độ - Pakistan tranh chấp ấn độ pakistan nguồn gốc xung đột ấn độ pakistan biên giới ấn độ pakistan tranh chấp Kashmir xung đột Kashmir Kashmir thuộc nước nào khu vực tranh chấp Kashmir chiến tranh ấn độ pakistan không quân ấn độ không quân pakistan New Delhi Kashmir F-16 Mig-21 pakistan ở đâu nam á khu vực nam á quan hệ ấn độ - pakistan ấn độ vs pakistan chiến tranh ấn độ lịch sử pakistan mối quan hệ giữa ấn độ và pakistan biên giới ấn độ và bangladesh lịch sử ấn độ ấn độ nằm ở châu nào ấn độ giành độc lập

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !