Vì sao TT Putin quyết định xây căn cứ hải quân Nga ở Sudan?

Với sự xuất hiện của căn cứ hải quân ở Sudan, Nga sẽ mở rộng khả năng cạnh tranh tầm ảnh hưởng với nhiều quốc gia ở châu Phi.

Hôm 16/11, Tổng thống Vladimir Putin đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân của Nga tại Sudan. Căn cứ này có thể làm nơi neo đậu của các tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây sẽ là cơ sở quân sự quan trọng đầu tiên của Nga tại châu Phi kể từ khi Liên Xô cũ tan giã.

{keywords}
Tàu chiến Nga neo đậu tại cảng Tartus ở Syria trong lễ kỷ niệm Ngày Hải quân. (Ảnh: Sputnik)

Reuters đưa tin, căn cứ hải quân mới của Nga được xây dựng gần cảng Sudan với sức chứa 300 nhân viên cả quân và dân sự. Cơ sở này sẽ giúp Nga tăng cường năng lực hoạt dộng trên Ấn Độ Dương và mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Phi.

Sau khi ký sắc lệnh hôm 16/11, Tổng thống Putin cho biết ông đã phê chuẩn đề xuất của chính phủ về việc thành lập một trung tâm hậu cần hải quân ở Sudan và yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga ký kết thỏa thuận với phía Sudan để xây dựng công trình.

Hồi đầu tháng 11, một bản nháp liên quan tới căn cứ hải quân ở Sudan đã được chính phủ Nga công bố. Vào thời điểm đó, bản nháp cho hay căn cứ này chỉ có thể làm nơi neo đậu cho không quá 4 tàu chiến. Trung tâm hậu cần sẽ được sử dụng cho mục đích sửa chữa và tiếp liệu, cũng như là nơi lính hải quân Nga nghỉ ngơi.

Về phần đất sử dụng xây căn cứ hải quân Nga sẽ được phía Sudan cung cấp miễn phí. Moscow sẽ đưa bất cứ vũ khí, đạn dược và các thiết bị khác cần thiết tới Sudan theo đường hàng không và đường biển để hỗ trợ hoạt động của căn cứ.

Hiện tại, Nga cũng có một căn cứ hải quân tương tự như kế hoạch xây dựng ở Sudan là căn cứ hải quân Tartus ở Syria. Cũng tại Syria, Nga còn có căn cứ không quân Hmeymim.

Hiện tại, Moscow đang mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Phi để cạnh tranh với nhiều quốc gia khác bao gồm Trung Quốc. Theo đó, quốc gia sừng châu Phi Djibouti cũng đang là nơi hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc, Mỹ và Pháp. Ngoài ra, một số lực lượng hải quân các nước khác cũng thường xuyên sử dụng cảng của Djibouti.

Hãng tin TASS nhận định, căn cứ hải quân ở Sudan sẽ giúp hải quân Nga hoạt động trên khu vực Ấn Độ Dương dễ dàng hơn. Bởi từ đây, Nga có thể huy động các chuyến bay chở binh sĩ luân phiên hoạt động trên dàn tàu chiến đi biển dài ngày.

Theo dự đoán, Nga còn cho huy động nhiều vũ khí hiện đại để bảo vệ căn cứ ở Sudan như các hệ thống tên lửa đất đối không tối tân nhằm tạo ra vùng cấm bay quanh cơ sở này.

Siêu tăng T-72B3M của Nga xuất hiện ở Kaliningrad, Mỹ và NATO ‘hốt hoảng’?

Siêu tăng T-72B3M của Nga xuất hiện ở Kaliningrad, Mỹ và NATO ‘hốt hoảng’?

Nga đang thay thế tăng T-72B1 cũ ở Kaliningrad bằng “siêu tăng” T-72B3M để đối phó với các mối đe dọa từ NATO và Mỹ.

Minh Thu (lược dịch)

Ông trùm Wagner muốn tuyển thêm 30.000 tay súng

Lãnh đạo tập đoàn Wagner đặt mục tiêu tuyển thêm hàng chục nghìn tay súng trước giữa tháng 5, trong nỗ lực bù đắp và bổ sung lực lượng.

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm bắn 800 km

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản, sau khi Seoul bắt đầu nối lại thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo.

Mỹ chạy đua hỗ trợ đợt phản công mùa xuân của Ukraine

Quân đội Mỹ đang gấp rút trang bị và huấn luyện binh sĩ Ukraine trong lúc nước này dự định mở cuộc phản công lớn cuối mùa xuân.

Triều Tiên nói 800.000 công dân tình nguyện nhập ngũ chống Mỹ

Bình Nhưỡng nói khoảng 800.000 người tình nguyện gia nhập quân đội hoặc tái nhập ngũ để chống lại Mỹ, khi căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên gia tăng.

Nga có thể triển khai UAV tự sát siêu rẻ ở Ukraine

Nhóm thiết kế Oko của Nga thông báo sẽ triển khai UAV tự sát Privet-82, mỗi chiếc có giá chưa đến 1.500 USD, đến thử lửa tại Ukraine.

Mỹ điều UAV tầm xa đến Biển Đen

Mỹ nối lại hoạt động của UAV trinh sát trên Biển Đen, nhưng phi cơ bay cách xa bán đảo Crimea và chuyến bay chỉ kéo dài hai giờ.

Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý phê chuẩn Phần Lan gia nhập NATO

Tổng thống Erdogan nói quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu phê chuẩn việc Phần Lan gia nhập NATO, song từ chối đề nghị tương tự của Thụy Điển.

Xem Nga huấn luyện binh sĩ cách đối phó xe thiết giáp phương Tây

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (17/3) đã công bố những hình ảnh huấn luyện kíp lái xe tăng T-90M cách chống lại các khí tài phương Tây như M1 Abrams hay Leopard 2.

Nga dọa phá hủy tiêm kích MiG-29 Ba Lan, Slovakia chuyển cho Ukraine

Điện Kremlin cảnh báo Nga sẽ phá hủy tất cả khí tài nước ngoài chuyển cho Ukraine, trong đó có tiêm kích MiG-29 mà Ba Lan và Slovakia viện trợ.

Slovakia duyệt gửi tiêm kích MiG-29 cho Ukraine

Chính phủ Slovakia phê chuẩn kế hoạch chuyển 13 tiêm kích MiG-29 cho Ukraine, nhưng phần lớn số này trong tình trạng không thể hoạt động.

Đang cập nhật dữ liệu !