Vì sao Trung Quốc vén màn bí mật thời Đặng Tiểu Bình?

Theo Reuters, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đang phát sóng bộ phim dài tập về cựu Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, một giai đoạn nhạy cảm chính trị trong lịch sử Trung Quốc, vốn nằm trong vòng bí mật.

Bộ phim gồm 48 tập, nói về khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1984, khi ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu hướng tới cải cách thị trường, khởi đầu cho việc đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bí mật sẽ được tiết lộ?

Đây cũng là lần hiếm hoi một lãnh đạo Trung Quốc được đưa lên phim. Hôm 11/8, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc có bài xã luận cho biết: "Trong những năm gần đây, những hạn chế về ngôn luận của Trung Quốc đã bắt đầu được nới lỏng hơn. Bộ phim này đánh dấu một tiến bộ đáng kể".

Tuy nhiên, bộ phim cũng dấy lên những tranh luận về việc các nhà sản xuất đã làm thế nào để tiếp cận những xung đột nội bộ nhạy cảm trong thời kì này.

Vì sao Trung Quốc vén màn bí mật thời Đặng Tiểu Bình? - ảnh 1

Một bức chân dung ông Đặng Tiểu Bình trên đường phố Trung Quốc.

Ngoài nhân vật trung tâm Đặng Tiểu Bình, trong phim còn xuất hiện một số nhân vật chính trị gây tranh cãi khác, trong đó có cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, người bị Đặng Tiểu Bình lật đổ.

Theo Reuters, cái chết của ông Hồ Diệu Bang vào tháng 4/1989 đã khơi mào cho các cuộc biểu tình của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn.

Khung thời gian của bộ phim có lẽ là để tránh được khoảng thời gian ông Hồ Diệu Bang bị lật đổ năm 1987 và cuộc đàn áp Thiên An Môn, nhưng vẫn chứa khoảng thời gian ông Hoa Quốc Phong bị Đặng Tiểu Bình lật đổ và buộc phải về hưu sớm vào năm 1981.

Nhiều chuyên gia về khoa học chính trị cho rằng, nhiều tình tiết được giấu kín trước đó sẽ được tiết lộ trong bộ phim.

Zhang Ming, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho hay: “Bộ phim có lẽ là một tín hiệu cho thấy các sự kiện trong kỉ nguyên này đã không còn nhạy cảm nữa”.

Theo Reuters, ở Trung Quốc, tất cả các bộ phim đều phải được kiểm duyệt trước khi trình chiếu và bất cứ điều gì bị coi là nhạy cảm chính trị sẽ bị cấm.

Reuters cũng cho rằng, Trung Quốc thường khuyến khích các nhà sản xuất thực hiện các bộ phim về chiến tranh, đặc biệt là trong thời kì Trung Quốc chống Nhật. Hồi năm 2012, Trung Quốc đã phê duyệt tới 69 bộ phim truyền hình chống Nhật.

Bộ phim dài tập về các cuộc đấu tranh của Đặng Tiểu Bình trên là một điều vô cùng mới đối với điện ảnh Trung Quốc.

Một số khán giả cảm thấy ngạc nhiên khi trong phim có đoạn về quá trình sụp đổ của Tứ Nhân Bang (Bè lũ bốn tên), một sự kiện diễn ra vào cuối cuộc Cách mạng Văn hóa và cho đến nay vẫn được cho là một bê bối chính trị tồi tệ nhất của Trung Quốc.

Vì sao Trung Quốc vén màn bí mật thời Đặng Tiểu Bình? - ảnh 2

Chủ tịch hiện tại của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.

Một khán giả viêt trên tiểu blog Weibo: "Có vẻ như đây là lần đầu tiên Tứ Nhân Bang của Cách mạng Văn hóa được đề cập trong một bộ phim truyền hình ... thời điểm đó, Trung Quốc thực sự đang trong những giây phút tệ hại nhất. Thật gay go!".

Chỉ là hình thức tuyên truyền?

Theo Reuters, bộ phim này có giá trị tuyên truyền rất lớn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc vì hiện tại Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đang bắt tay vào cải cách kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và sự đầu tư của nhà nước.

Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, bộ phim được sản xuất bởi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày sinh của ông Đặng Tiểu Bình (22/8).

Bộ phim được phát sóng trong bối cảnh các phương tiện truyền thông nhà nước đang có một làn sóng vinh danh Đặng Tiểu Bình. Nhiều bài viết về ông xuất hiện trên các báo và những phát ngôn trước đó không được tiết lộ của ông cũng đã được công bố.

China Daily dẫn lời đạo diễn Wu Ziniu cho biết, hơn 10.000 bản sao của bộ phim đã được gửi tới các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và những người có mối liên hệ chặt chẽ với ông Đặng Tiểu Bình để tham khảo ý kiến.

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực trong bộ phim. Theo Reuters, ông Hao Jian, một nhà phê bình phim đồng thời là giáo sư tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, cho rằng bộ phim sẽ không đi sâu vào các câu chuyện xung quanh nhà cầm quyền này của Trung Quốc. Thậm chí ông này còn cho rằng: “Họ sẽ thay đổi các sự thật lịch sử để phù hợp với các mục tiêu tuyên truyền. Đây là hình thức tuyên truyền điển hình".

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Reuters của Anh, một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.

PHẠM KHÁNH (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !