Vì sao thế giới sợ vũ khí hóa học?

Ngoài việc gây ra hậu quả khủng khiếp, được biết đến như một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí hóa học luôn là mối quan tâm lớn của cả các quốc gia lẫn các lực lượng khủng bố cực đoan vì nó rẻ và dễ sản xuất hơn vũ khí hạt nhân hay vũ khí sinh học.
Vì sao thế giới sợ vũ khí hóa học? - ảnh 1
Chất độc hóa học dioxin (chất độc màu da cam) quân đội Mỹ rải xuống chiến trường Việt Nam.

Về cơ bản, vũ khí hóa học là phương pháp bào chế, sử dụng các chất độc hóa học nhằm sát thương trong giao tranh hoặc hủy hoại môi sinh, động vật và cây cỏ. Nguyên tắc hoạt động sát thương của vũ khí hóa học dựa trên các tác động sinh lý đối với cơ thể con người của một số chất độc.

Phân loại vũ khí hóa học hiện đại

Vũ khí hóa học có lịch sử phát triển lâu dài nhưng được sử dụng phổ biến ở quy mô lớn bắt đầu từ thế kỷ 20 với nhiều dạng thức. Về cơ bản, có hai cách chia loại vũ khí hóa học: theo đối tượng tác chiến và loại chất độc .

Theo đối tượng tác chiến, vũ khí hóa học được chia làm hai loại: vũ khí hóa học tiêu diệt sinh lực và vũ khí hóa học diệt cây.

Vì sao thế giới sợ vũ khí hóa học? - ảnh 2

1. Nạn nhân của vũ khí hóa học gây loét da ở Iran.

Theo loại chất độc, vũ khí hóa học được chia làm 4 loại:

- Vũ khí hóa học gây ngạt (như phosgene, chlorine..)

- Vũ khí hóa học gây tổn thương thần kinh (như Tabun, Sarin, VX)

- Vũ khí hóa học gây loét da (như nitrogen mustard, Lewisite)

- Vũ khí hóa học diệt cây

Cơ chế hoạt động của vũ khí hóa học

Các chất hóa học có thể được phát tán thành dạng giọt nhỏ, sương mù hoặc tương tự như cơ chế hoạt động của những quả bom nhưng thay vì chứa chất nổ, nó chứa đầy thuốc trừ sâu kịch độc. Vũ khí hóa học muốn gây hại phải đủ hai yếu tố: đủ nồng độ và tiếp xúc trực tiếp (qua da, niêm mạc, hít vào hoặc hấp thụ qua ăn uống) với mục tiêu bị tấn công. Tác động của vũ khí hóa học đến đâu phụ thuộc vào nồng độ của nó tại thời điểm tiếp xúc mục tiêu, nếu nồng độ quá thấp, nó gần như không gây hại và ngược lại, nồng độ càng cao, tác hại của nó càng nhanh chóng và tàn khốc.

Trong các loại vũ khí hóa học kể trên, vũ khí hóa học gây tổn thương thần kinh (nerver agents) là loại vũ khí hóa học được quan tâm nhiều nhất. Đây cũng chính là loại vũ khí mà cộng đồng quốc tế đang cáo buộc Syria đã sử dụng trong giao tranh những ngày qua, gây ra những thương vong thảm thương và kinh khủng cho dân thường tại nước này.

Vũ khí hóa học gây tổn thương thần kinh khi được phát tán dưới dạng lỏng và hơi nước có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút sau khi bị nhiễm độc. Khi xâm nhập vào cơ thể chất độc sẽ gây ức chế sản sinh các men acetylcholinesterase - chất chịu trách nhiệm thủy phân acetylcholine (ACh) trong các khớp thần kinh - từ đó tác động đến khả năng truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh. Do các tế báo thần kinh không thể truyền tín hiệu điều khiển, các cơ bắt đầu mất kiểm soát và gây ra cái chết ngạt do cơ hoành không hoạt động

Triệu chứng ban đầu sau khi tiếp xúc với chất độc thần kinh ở liều lượng cao có thể gây tử vong (như sarin) là nạn nhân bị chảy nước mũi, đau thắt ngực, và co thắt đồng tử. Ngay sau đó, nạn nhân sau đó sẽ tiếp tục thấy cơn khó thở và buồn nôn, chảy nước bọt...gia tăng , tiểu tiện mất kiểm soát và đau dạ dày. Đồng thời, nạn nhân cũng sẽ có những dấu hiệu bị suy phổi, trụy tim, cơ thể bị có giật giống như tình trạng bị động kinh. Cuối cùng nạn nhân sẽ tử vong vì suy hô hấp hoàn toàn hoặc ngạt thở do hệ thần kinh điều khiển cơ hoành không hoạt động.

Vì sao thế giới sợ vũ khí hóa học? - ảnh 3
Nạn nhân của vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.

Vũ khí hóa học gây tổn thương thần kinh đã được quân đội Phát xít Đức phát triển từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng chưa sử dụng. Loại vũ khí này được coi là loại vũ khí hóa học nguy hiểm nhất, trước xung đột ở Syria, người ta mới chỉ ghi nhận một lần duy nhất vũ khí hóa học gây tổn thương thần kinh được sử dụng với quy mô lớn trong cuộc xung đột giữa Iraq và Iran năm 1980. Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, rất nhiều quốc gia âm thầm phát triền công nghệ nhằm sản xuất loại vũ khí hóa học nguy hại này.

Làm gì nếu bị tấn công bằng vũ khí hóa học?

Biện pháp tốt nhất chống lại vũ khí hóa học là mặt nạ chống độc và áo giáp, thường là những vật dụng chỉ dùng để vũ trang cho quân nhân. Trong trường hợp thường dân bị tấn công, các phương pháp nhằm giảm thiểu hậu quả của vũ khí hóa học hay các tai nạn tràn, bục chất độc hóa học bao gồm:

- Để ý các giác quan của bạn: các chất độc hóa học thường không mùi, không màu hoặc có mùi rất nhẹ nên khó phát hiện nên hãy để ý thật kỹ giác quan của mình ở nơi có nguy cơ bị tấn công hoặc bị tai nạn. Nếu cảm thấy có mùi vị hơi ngọt hay mùi trái cây, tiếp đó bạn cảm thấy hơi khó thở, kích ứng da, miệng nhột nhạt, rất có thể có chất độc hóa học xung quanh bạn.

- Cố gắng không hoảng loạn, báo động cứu hộ và di chuyển đến vị trí cao nhất có thể vì chất độc hóa học thường ở dạng sương, nặng hơn không khí, chúng sẽ chìm xuống dưới và chuyển động theo hướng gió.

- Tìm nguồn không khí từ mặt nạ, túi khí khép kín, nhịn thở để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với không khí khu vực nhiễm độc. Thông thường, nếu sau vài phút nạn nhân không tử vong thì sẽ có cơ hội sống sót khá cao.

Lam Giang

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !