Vì sao sau tiêm vắc xin nhiều phụ nữ bị rụng tóc, 'chậm' chu kỳ?

Sau tiêm vắc xin Covid-19, nhiều phụ nữ cho biết có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc…

Có ba thay đổi 'mất não' này, bạn cần gặp bác sĩ tâm thần ngay

Có ba thay đổi 'mất não' này, bạn cần gặp bác sĩ tâm thần ngay

Thời gian dịch bệnh kéo dài, nhiều người rơi vào trầm cảm, stress nhưng không nhận ra. Các bác sĩ cho rằng nếu cảm xúc bất thường sau 2 tuần không kiểm soát được thì cần liên hệ bác sĩ tư vấn ngay.

Đã hơn hai tháng sau khi tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 của Verocell, chị Nguyễn Hà Ngân (23 tuổi, Hai Bà Trưng Hà Nội) cho biết chị bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bị chậm kinh nguyệt 12 ngày. Nhưng sau chu kỳ chậm đó lại đến sớm hơn thường lệ vòng chu kỳ 1 tuần. Chị Ngân lo lắng việc tiêm vắc xin ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. 

Không riêng gì chị Ngân, rất nhiều chị em phụ nữ than phiền bị chậm kinh sau khi tiêm vắc xin. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Phượng (Hà Đông, Hà Nội) sau khi tiêm 1 mũi vắc xin AstraZenca vào đầu tháng 9, chị Phượng đã bị chậm kinh 20 ngày. Cùng với chậm kinh nguyệt, chị Phương cho biết chị bị rụng tóc rất nhiều nên lo lắng vắc xin ảnh hưởng tới nội tiết tố.

TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Bộ môn Phụ sản, trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trong thời gian qua ông cũng nhận được rất nhiều băn khoăn, lo lắng của chị em phụ nữ vì việc chậm kinh sau khi tiêm vắc xin, xuất hiện các dấu hiệu lạ như rụng tóc, hay mệt hơn, đau nhức xương khớp… 

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Bác sĩ Trung cho biết, các nghiên cứu chỉ ra rằng vắc xin Covid-19 hoàn toàn không ảnh hưởng tới nội tiết tố ở phụ nữ, cũng như khả năng sinh đẻ. Về lý thuyết, vắc xin có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Vắc xin tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể và phản ứng miễn dịch này có thể có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa một phần bởi hệ thống miễn dịch. Một số tế bào miễn dịch nhất định có thể được tìm thấy trong lớp nội mạc  tử cung và tham gia vào quá trình bong ra của lớp niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và xây dựng lại nó cho chu kỳ tiếp theo.

Ngoài ra, chậm kinh nguyệt sau tiêm chủng có thể do các yếu tố stress, tâm lý. Bởi vì căng thẳng, chế độ ăn kiêng, tập thể dục, giấc ngủ hoặc bệnh tật, đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể lo lắng, căng thẳng về việc tiêm phòng, trong khi những người khác sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi được tiêm phòng.

Nếu chị em căng thẳng lo ngại tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 và đi tiêm về sau đó vẫn lo thì chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng, có thể tới chậm hơn hoặc sớm hơn.

Đến nay, các tác dụng phụ hay gặp sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 là 1 số phản ứng phụ thông thường như sưng, đau, đỏ vị trí tiêm; sốt, ớn lạnh; đau đầu, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sưng hạch, một số trường hợp có thể phát ban. Phản ứng thông thường thường gặp trong 2-7 ngày sau tiêm. 
 
Bác sĩ Trung khuyến cáo nếu có rối loạn kinh nguyệt thường xuyên thì các bạn gái nên khám phụ khoa để được chẩn đoán và tư vấn.
 
Theo Sổ tay “Hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19” theo Quyết định số 1209/VVSTTƯ-TCQG ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Viện vệ sinh dịch tể trung ương sau khi tiêm vắc xin của Sinopharm một số người sẽ gặp phản ứng như chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi, táo bón, quá mẫn cảm, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng.

Người tiêm xong có thể bị nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực. Đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai.

Ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý, chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản.  

Các phản ứng khác như viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt, đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt… cũng xuất hiện.

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Boston - Hoa Kỳ đang điều tra, liệu vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không. Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như tuổi tác, thuốc men, bệnh tật, tinh thần, thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục...

Bằng chứng cho thấy sự căng thẳng của đại dịch Covid-19 đã tác động đến những người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, với một số người tham gia nghiên cứu cho biết các triệu chứng của họ tồi tệ hơn, thời gian có kinh thay đổi và mức độ lo lắng của họ tăng lên.

Sự căng thẳng do đại dịch gây ra tác động đến những thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm chủng chứ không phải là do vắc xin.

K.Chi

Đắk Lắk đang thiếu thuốc chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng

Đắk Lắk đang thiếu thuốc chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng

Tối nay (25/10), BS Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk) xác nhận, đơn vị này đang thiếu thuốc để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.  

Nằm mơ làm 'chuyện ấy', chứng bệnh bạch dâm ở nữ giới, có chữa được không?

Nằm mơ làm 'chuyện ấy', chứng bệnh bạch dâm ở nữ giới, có chữa được không?

Nhiều người (nữ giới) thường xuyên mơ thấy mình đang làm 'chuyện ấy' với người khác giới nhưng lại không nhận ra người đó là ai.

k

Có 7 dấu hiệu sau nên đi xét nghiệm Covid-19

Có 7 dấu hiệu sau nên đi xét nghiệm Covid-19

Khuyến cáo người dân cần nhớ 7 triệu chứng của Covid-19 như ho, sốt, đau họng, đau cơ, nhức đầu, mất mùi vị, sổ mũi cần báo với cơ sở y tế để được xét nghiệm.

 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !