Vì sao Pháp nuôi ốc sên để xuất khẩu, Việt Nam để hoang

Ốc sên có thể làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh và trong các sách về y dược nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, bổ não, trị một số bệnh về xương khớp, thần kinh.

Ảnh minh họa.

Theo Lương y Bùi Hồng Minh – Hội đông y quận Ba Đình, Hà Nội ốc sên là con vật hoang dã, ốc sên có hai loại khác nhau nhưng chúng ta hay nhìn thấy ốc sên loại to, vỏ màu vàng nâu, miệng không có vảy, phá hoại cây cối, rau màu vào ban đêm và hay trốn trong các khe, bụi cây hoặc chui xuống đất. Ốc sên ở Việt Nam chủ yếu là hoang dại ăn rau màu, đặc biệt vào mùa mưa phát triển nhanh.

Lương y Minh cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng ốc sên có giá trị đạm cao hơn cả ốc vặn, ốc bươu, các loại nhiễm thể khác như sò, trai, hến. Cứ 100g thịt ốc sên có chứa 11g đạm 6,2g đường, 150mg Ca, 71mg P, các acid amin chủ yếu là leucin, alanin, valin, acid glutamic, acid aspartic...

Lương y Minh cho biết ở Việt Nam không ai nuôi ốc sên nhưng tại Pháp người ta đã nuôi ốc sên trên quy mô công nghiệp được nhà nước giúp đỡ và chế biến thịt ốc sên thành một món ăn - vị thuốc được nhiều người ưa thích.

Không chỉ sử dụng trong nước, hàng năm Pháp tiêu thụ đến 5 đến 6 vạn tấn ốc thịt, trong đó có khoảng 2 vạn tấn nhập của hơn 30 nước và Pháp cũng có khoảng 2 - 4 ngàn tấn thịt ốc được đóng hộp để xuất khẩu.

Tại Việt Nam, ốc sên cũng được quan tâm từ rất lâu. Theo Giáo sư Đỗ Tất lợi ghi chép lại rằng năm 1968 bệnh viện thần kinh Hà Nội có yêu cầu kiểm nghiệm nghiên cứu thành phần ốc sên thủy ngân. Kết quả cho thấy có 0,48 % nito toàn phần, 0,112 % nito amin với những axit amintoots ho cơ thể.

Còn những trường hợp bị ngộ độc ốc sên thì được cho rằng do ốc sên ăn phải nấm độc, ăn phải các loại cây cỏ độc. Còn nếu thịt ốc sên đã bỏ hết phần ruột, gan của ốc đi thì lành và khá tốt.

Bệnh viện Thần kinh Hà Nội lúc đó đã sử dụng bài thuốc ốc sên bắt về đập vỏ, lấy phần lưỡi, bỏ hết ruột, bổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối hoặc phèn chua rửa sạch cho hết nhớt rồi lấy thịt ốc ăn như thực phẩm ăn liền trong 7 đến 10 ngày có thể giảm các bệnh như xương khớp, đau nhức.

Còn tại Bệnh viện này, họ cũng sản xuất ra loại thực phẩm cho bệnh nhân của mình đó là lấy ốc sên về đập vỏ lấy phần đầu, bỏ dạ dày, thực quản, ruột gan.

Bài thuốc như sau lấy thịt ốc sên 2 kg, Natri bicabonat 25 g, Axit benzoic 5 g, đậu nành hay hoài sơn 1,2 kg, đường kính 1,5 kg, Mentol 0,06 g.

Sau đó cho thịt ốc sên và natri bicabonat hấp cho nhừ, thải và giã nhỏ. Cho thêm axit benzoic vào để bảo quản và thêm đường vào nấu cho kỹ. Đậu nành hay hoài sơn rang giòn tán thành bột, rây mịn trộn với thịt ốc sên đã nấu.

Dùng dầu parafin để viên cho đỡ dính, mỗi viên 4g. Sấy ở nhiệt độ 50-60°C tới khô. Bỏ vào lọ chống ẩm. Đặt tên là viên BOS (bổ ốc sên). Dùng với liều 4 viên một ngày, uống trước lúc ăn cơm.

Là thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não. Mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày (Trần Kim Hiếu và Trần Đình Xiêm – bệnh viện tinh thần Hà Nội) đã theo dõi trên nhiều bệnh nhân, bệnh nhân lên cân rất nhanh.


Khánh Ngọc

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !