Vì sao ông Kim Jong-un sẽ không tới Nhật Bản vào mùa hè tới?

Các chính trị gia Nhật Bản đang bàn luận về khả năng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tham dự Thế vận hội Tokyo vào tháng 7/2021, nhưng cơ hội xảy ra là rất nhỏ. 

 

Vào ngày 16/11, tờ Mainichi Shimbun đăng bài viết mang tựa đề “Liệu ông Kim Jong-un sẽ tới thăm Nhật Bản vào mùa hè tới?” Tờ Mainichi Shimbun còn dẫn lại những tuyên bố của Thủ tướng Yoshihide Suga được cho ám chỉ tới khả năng ông Kim sẽ tới thăm Nhật Bản.

Cụ thể, trong cuộc họp chính phủ vào ngày 5/11, ông Suga đã nhận được câu hỏi về việc liệu ông có ý định gặp gỡ Chủ tịch Kim Jong-un nếu như nhà lãnh đạo Triều Tiên tới thăm Nhật Bản nhân dịp Thế vận hội Tokyo. Trả lời câu hỏi, ông Suga nói đây sẽ là “một cơ hội tốt”. Ông Suga còn nhấn mạnh mong muốn được gặp ông Kim “mà không đưa ra bất cứ điều kiện nào” nào trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản.

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un được cho nhiều khả năng sẽ không tới thăm Nhật Bản vì hai nước vẫn bất đồng vấn đề công dân bị bắt cóc. (Ảnh: Yonhap)

“Tôi sẽ không lãng phí bất cứ cơ hội nào dù là nhỏ tới mức nào”, ông Suga nói.

Tuyên bố của ông Suga làm dấy lên câu hỏi về khả năng ông Kim được mời tới tham dự Thế vận hội Tokyo.

Hy vọng về việc ông Kim tới thăm Nhật Bản càng có cơ sở sau khi ông Park Jie-won, Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc gặp Thủ tướng Suga hôm 10/11 nhân chuyến thăm tới Nhật Bản.

Một số hãng tin Hàn Quốc cho hay, ông Park đã nói với ông Suga về kế hoạch của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in liên quan tới việc mời ông Kim tới Thế vận hội Tokyo để tiến hành hội nghị thượng đỉnh ba bên với Mỹ – Nhật – Hàn.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản từ chối thông tin tiếp nhận lời đề xuất chính thức từ phía Hàn Quốc, song tin đồn vẫn tiếp tục được lan rộng.

Thậm chí, trong cuộc phỏng vấn trực tiếp với đài truyền hình BS Fuji vào ngày 13/11, Tổng Thư ký đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Toshihiro Nikai, một thân tín của ông Suga, còn nhấn mạnh, “Tôi nghĩ đây là ý tưởng cực hay về việc dùng Thế vận hội Tokyo để tìm cách tháo bỏ thế bế tắc ngoại giao”.

Song phần lớn người dân Nhật Bản cho rằng, khả năng ông Kim thực hiện chuyến thăm tới Nhật Bản là vô cùng nhỏ. Bởi trong các kỳ Thế vận hội trước, Triều Tiên chỉ cử các quan chức cấp cao như ông Kim Yong-nam, quan chức được mệnh danh là người đứng thứ 2 của Triều Tiên và giữ chức Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao (Quốc hội) Triều Tiên, tới Thế vận hội mùa Hè Bắc Kinh vào năm 2008. Ngoài ra, bà Kim Yo-jong, em gái của Chủ tịch Kim Jong-un và đang giữ chức Phó trưởng ban thứ nhất của Ban Mặt trận Thống nhất thuộc Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, từng làm người dẫn đầu phái đoàn cấp cao tới lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông 2018 diễn ra ở thành phố Pyeongchang, Hàn Quốc. 

Tờ Mainichi Shimbun còn nhận định, ngoài Trung Quốc và Nga, ông Kim cũng chỉ đích thân tới vào quốc gia khác để nhóm họp. Điển hình, ông Kim từng tới Singapore vào tháng 6/2018 và Việt Nam vào tháng 2/2019 để tham gia 2 hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều với Tổng thống Mỹ Donald Trump để bàn về vấn đề giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Đáng nói, Triều Tiên từng hai lần tiến hành hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản vào năm 2002 và 2004. Nhưng hai sự kiện này đều diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.

“Khó có khả năng Triều Tiên sẽ để ông Kim tới thăm Nhật Bản”, một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh, Triều Tiên vẫn luôn lo ngại về sự an toàn của nhà lãnh đạo.

Tờ Mainichi Shimbun cũng đưa ra một nhận định khác là khả năng Thủ tướng Suga sẽ không mời ông Kim tới Thế vận hội Tokyo, bởi dư luận Nhật Bản đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với Triều Tiên.

“Suốt một thời gian dài không có một sự đột phá nào được ghi nhận liên quan tới vấn đề bắt cóc công dân và Triều Tiên vẫn có những hành động mang tính khiêu khích như liên tiếp phóng thử tên lửa đạn đạo. Do đó, việc mời ông Kim có thể châm ngòi chỉ trích hướng về phía chính quyền của Thủ tướng Suga. Ngay cả khi ông Suga có thể dàn xếp một cuộc gặp, việc không đạt được thêm tiến bộ nào trong tiến trình đàm phán công dân bị bắt cóc cũng sẽ là cú đánh mạnh vào chính quyền của ông Suga”, tờ Mainichi Shimbun viết. 

Nói cách khác, theo Mainichi Shimbun, khó có khả năng ông Kim sẽ tới thăm Nhật Bản.

Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980 để dạy tiếng Nhật cho gián điệp nước này. Việc này bị bại lộ khi cựu nữ điệp viên Triều Tiên Kim Hyun-hui, người thực hiện vụ đánh bom trên không vào một máy bay chở khách của Hàn Quốc vào năm 1987, tiết lộ đã được học tiếng Nhật ở Triều Tiên từ một người Nhật bị bắt cóc.

Tại hội nghị thượng đỉnh Nhật - Triều vào ngày 17/9/2002, nhà lãnh đạo Triều Tiên bấy giờ là ông Kim Jong-il đã thừa nhận và xin lỗi về các vụ bắt cóc công dân Nhật Bản. Theo đó, Bắc Triều Tiên đã trao trả 5 trong số 13 nạn nhân bị bắt cóc cho phía Nhật Bản và báo cáo 8 người còn lại đã chết. Song phía Tokyo khẳng định tổng cộng 17 công dân Nhật Bản đã bị Triều Tiên bắt cóc chứ không phải 13 người như phía Bình Nhưỡng tuyên bố. 

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện sau 25 ngày vắng bóng

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện sau 25 ngày vắng bóng

Chấm dứt 25 vắng bóng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện trong cuộc họp của Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên.     

Minh Thu (lược dịch)

Tòa án xét xử vụ kiện ông Trump bị dọa đánh bom

Tòa án ở Manhattan thuộc bang New York, Mỹ đã nhận được cuộc gọi dọa đánh bom ngay khi chuẩn bị phiên điều trần về vụ kiện 250 triệu USD chống lại ông Trump.

Hơn chục thỏa thuận được ký kết trong cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nga – Trung

Hai nhà lãnh đạo Nga – Trung nhấn mạnh những thỏa thuận được hai bên ký kết nhằm tăng cường quan hệ thương mại, và phát triển thế giới đa cực.

Kiện vợ cũ ra tòa vì bị giấu chuyện trúng xổ số trước khi ly hôn

Một người đàn ông Thái Lan đã kiện vợ cũ ra tòa với cáo buộc cô đã che giấu chuyện trúng xổ số trước khi tuyên bố chia tay anh qua điện thoại và cưới người khác.

'Mánh' tiếp viên hàng không Mỹ lợi dụng đặc quyền để buôn lậu ma túy

Tiếp viên hàng không của Mỹ thường được ưu tiên đi qua cổng an ninh mà không cần soi chiếu, nhưng nhiều người đã lợi dụng đặc quyền này để lén lút vận chuyển ma tuy và chất cấm.

Ukraine đạt thỏa thuận vay 15,6 tỷ USD với IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với chính quyền Ukraine về gói cho vay 15,6 tỷ USD nhằm hỗ trợ nước này khôi phục nền kinh tế.

Pháp bắt hơn 850 người trong cuộc biểu tình phản đối tăng tuổi hưu

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết, cảnh sát nước này đã tạm giữ 855 người vì nhiều vi phạm trong các cuộc biểu tình phản đối tăng tuổi nghỉ hưu trong mấy ngày qua.

Ông Tập Cận Bình: Quan hệ Nga-Trung quan trọng với trật tự thế giới

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, quan hệ Trung-Nga đã vượt ra ngoài quan hệ song phương và có tầm quan trọng lớn đối với trật tự thế giới.

Chính phủ vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm, Tổng thống Macron thoát sóng gió bủa vây?

Việc chính phủ Pháp vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội ám chỉ Tổng thống Emmanuel Macron có thể đã thoát khủng hoảng chính trị trước mắt. Song, nhiều thách thức với ông dường như khó tiêu tan.

Người phụ nữ mắc bệnh phong trở thành điệp viên nổi tiếng

Bước ngoặt bất ngờ trong cuộc đời đã khiến Josefina Guerrero trở thành điệp viên quan trọng nhất trong cuộc chiến vì Philippines.

Những hình ảnh mới nhất về thành phố Mariupol

Các phóng viên của Sputnik mới đây đã ghi lại một số hình ảnh về thành phố Mariupol đang trong quá trình khôi phục.

Đang cập nhật dữ liệu !