Vì sao Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Syria?

Trong khi Hoa Kỳ đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, quân đội thì mệt mỏi rệu rã sau 1 thập kỷ tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém ở nước ngoài và mùa bầu cử lại sắp diễn ra thì thật là ngây thơ nếu cho rằng nước này sẽ trực tiếp "thò tay" vào Syria, tác giả Aaron David Miller của tạp chí nghiên cứu chính sách ngoại giao (Foreign Policy) nhận định.

Vì sao Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Syria?

Quân nổi dậy Syria được cấp tên lửa đất đối không

Đại sứ Syria tại Anh từ chức

Chính quyền Syria tuyên bố sắp toàn thắng ở Damascus, Aleppo

Vì sao Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Syria?

Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào Syria?

Chính quyền của ông Assad đang đi xuống mặc dù không nhanh như nhiều người hi vọng. Quân nổi dậy đã tấn công vào Damascus và Aleppo, thử thách khả năng kiểm soát của quân đội Syria tại 2 thành phố lớn nhất Syria này.

Lực lượng của ông Assad cũng bị tổn thất lớn sau khi vụ đánh bom ngày 18/7 khiến 4 quan chức quân đội cấp cao trong đó có Bộ trưởng quốc phòng Syria thiệt mạng. Sự bất an và nghi ngờ về ai trong chính quyền để ông Assad có thể tin cậy được cũng gây ảnh hưởng đến lực lượng thân cận của ông ta.

Trong khi đó, hành động đàn áp của chính quyền sẽ chỉ khiến lực lượng nổi dậy càng quyết tâm phản kháng và tuyển dụng thêm quân. Còn quân đội Syria ngày càng suy yếu vì bị tấn công du kích và trong cuộc chiến đó kẻ thù của họ không có chân tướng rõ ràng và thoắt ẩn thoắt hiện khắp mọi nơi.

Quá trình này chắc chắn sẽ không diễn ra nhanh chóng hay không phải không có đau đớn.

Theo quan điểm của phương Tây, chắc chắn sẽ cần một liên minh để giúp Syria chữa lành vết thương của mình, nhưng chỉ là sau khi trận chiến chống lại Assad đã ngã ngũ. Việc thành lập một lực lượng quan sát và gìn giữ ổn định quốc tế sẽ có thể ngăn chặn một nội chiến và tạo nền tảng cho sự chuyển giao chính trị.

Cũng sẽ cần phải tổ chức cuộc họp của các nhà tài trợ quốc tế để quyên góp hàng tỷ đô la giúp Syria khôi phục kinh tế và chữa lành vết thương cả về thể xác và tinh thần sau làn sóng bạo lực và khủng bố.

Đây là những bước đi mà Hoa Kỳ cùng với cộng đồng quốc tế có thể tiến hành mà không cần phải đứng về bên nào trong cuộc chiến hay tiến hành một kế hoạch nửa vời. Đây cũng là cuộc chiến thứ hai đối với Syria và nó xứng đáng được sự ủng hộ từ nhiều phía.

Dưới sức ép của các biến cố, có thể cộng đồng quốc tế sẽ can thiệp vào Syria. Sức ép đó có thể sẽ đến từ một cuộc thảm sát qui mô lớn của chính quyền khiến hàng nghìn người thiệt mạng, hay triển vọng chính quyền Assad mất kiểm soát kho vũ khí hóa học của mình. Nhưng vào lúc này, cách tiếp cận của Hoa Kỳ sẽ phải trập trung vào hỗ trợ những người tị nạn đang đổ sang các quốc gia láng giềng của Syria.

Đối với các nhà quan sát thì tình hình hiện nay ở Syria không có gì đáng ngạc nhiên. Không bao giờ chính quyền Assda chịu từ bỏ quyền lực mà không dấn thân vào một cuộc chiến khốc liệt, đau thương và một quá trình chuyển giao quyền lực lộn xộn và phức tạp. Và có ít khả năng thời kỳ Syria hậu Assad sẽ diễn ra tương đối suôn sẻ như ở Tunisia, Ai Cập hay thậm chí là Yemen.

Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, quân đội thì mệt mỏi rệu rã sau 1 thập kỷ tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém ở nước ngoài và mùa bầu cử lại sắp diễn ra thì thật là ngây thơ nếu cho rằng Hoa Kỳ có thể khiến quá trình chuyển giao đó diễn ra êm thấm hơn.

Nếu Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria thì sẽ khiến tình hình phức tạp hơn chứ không hề giảm đi. Chắc chắn là quân đội của Tổng thống Barack Obama có thể dùng vũ lực để hạ bệ chính quyền Assad, nhưng sau đó ông Obama sẽ đối mặt với một mớ lộn xộn khổng lồ và rơi vào tình thế buộc phải tái thiết Syria.

Sau khi hàng nghìn binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Iraq và Afghanistan và hàng tỷ đô la của Mỹ bị tiêu tốn, chỉ có nhà quan sát nào hoang tưởng và ngoan cố mới cho rằng các cuộc phiêu lưu của Mỹ ở những nước trên xứng đáng với “đồng tiền bát gạo” mà Mỹ bỏ ra. Và tình trạng hiện nay của 2 quốc gia trên cũng là bằng chứng làm nản lòng bất kỳ ý định nào mở rộng hoạt động quân sự tại một quốc gia khác.

Đại sứ Mỹ Ryan Crocker tại Afghanistan, một người rất thông minh đã dành cả sự nghiệp của mình để ngăn cản những chính sách thiếu khôn ngoan của chính phủ, đã đưa ra 3 bài học cho Mỹ: phải luôn nhớ các qui luật về hậu quả không thể lường trước, nhận ra những giới hạn về năng lực của Mỹ và phải hiểu rằng việc một cường quốc nước ngoài bước ra khỏi cuộc xung đột cũng có thể nguy hiểm cho đất nước đó như chính cuộc xung đột ban đầu.

Ngày nay, Syria đang trong tình trạng lộn xộn, nhưng đó là sự lộn xộn của Syria. Afghanistan và Iraq đã dạy cho người Mỹ một bài học là Mỹ không thể kiểm soát được thế giới. Giờ là lúc Mỹ tập trung vào sửa chữa chính ngôi nhà của mình, thay vì tiếp tục ảo tưởng rằng mình vẫn luôn có thể giúp sửa nhà cho ai đó khác.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !