Vì sao Mỹ nhất quyết ngăn đồng minh mua S-400 của Nga?

Lo sợ dàn máy bay tàng hình bị “lộ diện” trước hệ thống phòng không S-400 khiến Mỹ quyết ngăn đồng minh mua vũ khí tối tân của Nga.

Theo tạp chí National Interest, một trong những lý do khiến Washington không ngừng có những nỗ lực thuyết phục các đồng minh và đối tác từ bỏ mua hệ thống phòng không S-400 là do Mỹ lo sợ các máy bay tàng hình của nước này sẽ “lộ diện” trước vũ khí tối tân của Nga.

National Interest cho rằng, các chiến đấu cơ như F-22 và F-35 cùng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ dựa vào tốc độ di chuyển cùng khả năng nhanh chóng tiến vào cũng như hoạt động trong vùng radar phòng không của đối phương. Tuy nhiên, ưu thế của dàn máy bay tàng hình do Mỹ sản xuất bị lung lay trước mức độ vô cùng hiện đại của hệ thống phòng không S-400. Nguyên nhân là do S-400 của Nga hiện có thể liên kết với dữ liệu radar theo thời gian thực.

Cũng theo National Interest, tính năng trên sẽ cho phép S-400 xóa sạch ưu thế của dàn máy bay hiện đại Mỹ. Từ đó, S-400 có thể theo dõi một cách hiệu quả và bắn hạ các chiến đấu cơ tàng hình do Mỹ sản xuất.

Hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 "Triumf" của Nga đang được đánh giá là hiện đại nhất thế giới với khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa, máy bay không người lái (UAV) của đối phương trong phạm vi 400 km. Ngoài Nga, hiện chỉ có Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400.

{keywords}
Hệ thống phòng không S-400 của Nga phóng tên lửa trong cuộc tập trận. (Ảnh: Sputnik)

National Interest còn cho đăng bài viết nhận định, chính tính năng ưu việt của S-400 mà Moscow đã quảng cáo suốt thời gian qua là lý do khiến Lầu Năm Góc gần đây có những nỗ lực thuyết phục Ân Độ từ bỏ kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không của Nga. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến Washington hạ lệnh trừng phạt với quốc gia đồng minh trong NATO là Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara sở hữu hệ thống S-400.

Vào thời điểm ban bố áp đặt lệnh trừng phạt, cũng như loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-35, Mỹ đưa ra lý do cho hành động của mình là vì vũ khí của Nga không tích hợp hoạt động với hệ thống phòng thủ mà NATO đang sử dụng.

Sau đó, Washington còn nghi ngờ Moscow có thể thu thập những thông tin quan trọng về các tiêm kích F-35 thông qua sự xuất hiện của S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng chính Mỹ lại từ chối hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin về F-35.

Gần đây, Nhà Trắng tiếp tục lên tiếng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ hành động “như thể không phải là đồng minh trong NATO” khi tuyên bố quyết định mua S-400 của Nga là quyền chủ quyền của Ankara.

Đáp trả, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã phủ nhận những cáo buộc mà Nhà Trắng đưa ra. Ông Erdogan cũng không quên nhắc lại Thổ Nhĩ Kỳ từng gặp thất bại khi thuyết phục Mỹ bán cho hệ thống tên lửa Patriot suốt nhiều năm.

Cũng theo ông Erdogan, động thái của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ không còn lựa chọn nào khác là đi tìm nguồn cung ứng khác để tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia.

Còn mới đây, hôm 25/3, ông Subramanian Swamy, một nghị sĩ cấp cao thuộc đảng cầm quyền Bharatiya Janata (BJP), cảnh báo Mỹ có thể “trục xuất” New Delhi khỏi Bộ Tứ Kim Cương gồm 4 thành viên là Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, nếu như chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi vẫn nhất quyết ký kết thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất.

Theo Sputnik, lời cảnh báo được ông Swamy đưa ra sau vài ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ám chỉ Ấn Độ có thể phải đối mặt với lệnh trừng phạt liên quan tới thương vụ mua bán hệ thống phòng không tối tân S-400.

Bất chấp sức ép và khả năng Washington sử dụng Đạo luật trừng phạt các đối thủ của Mỹ (CAATSA), New Delhi đã nhiều lần công khai ý định thực hiện thỏa thuận mua S-400 có tổng trị giá 5,43 tỉ USD. New Delhi có kế hoạch nhận lô đầu tiên trong 5 hệ thống S-400 đã đặt hàng từ Nga vào cuối năm nay.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !