Vì sao Mỹ bị gọi tên trong ‘cơn bão’ 4 phút có 1 người chết vì Covid-19 ở Ấn Độ?

Mỹ bị gọi tên giữa "cơn bão" Covid-19 khiến 4 phút lại có 1 người chết ở Ấn Độ do lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu thô phục vụ sản xuất vắc-xin. 

Hôm 25/4, Ấn Độ đứng đầu thế giới về số ca mắc Covid-19 trong một ngày giữa lúc Thủ tướng Narendra Modi hối thúc tất cả người đân đi tiêm vắc-xin phòng bệnh và duy trì cảnh giác bởi “cơn bão” Covid-19 đang làm rung chuyển quốc gia này.

Theo đó, trong vòng 24 giờ qua, số ca mới mắc Covid-19 ở Ấn Độ lên tới con số 349.691. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mới mắc bệnh ở nước này phá kỷ lục theo ngày. Tình trạng trở nên tồi tệ hơn khi các bệnh viện ở thủ đô Delhi và trên khắp lãnh thổ Ấn Độ không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân do đã hết giường bệnh, cùng thuốc men dữ trự và bình oxy.

{keywords}
Bệnh nhân mắc Covid-19 nằm chung giường ở Ấn Độ vì bệnh viện hết giường bệnh. (Ảnh: Reuters)

“Chúng ta từng tự tự tin, tinh thần chúng ta từng lên cao sau thành công khống chế làn sóng Covid-19 thứ nhất, nhưng giờ cơn bão thứ hai đang làm rung chuyển quốc gia”, Thủ tướng Modi nói.

Về phần mình, Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước tình trạng số ca mới mắc Covid-19 tăng nhanh chóng ở Ấn Độ, đồng thời tuyên bố khẩn trương gửi hàng cứu trợ.

“Chúng tôi đang tiến hành các cuộc đối thoại tích cực ở cấp cao và có kế hoạch nhanh chóng hỗ trợ thêm cho chính phủ và các nhân viên y tế Ấn Độ khi họ đang phải chiến đấu với đại dịch nghiêm trọng”, phát ngôn viên Nhà Trắng nói.

“Trái tim chúng tôi hướng tới những người dân Ấn Độ đang ở giữa làn sóng dịch Covid-19 khủng khiếp. Chúng tối đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong chính phủ Ấn Độ, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ cho người dân Ấn Độ và những anh hùng trong lực lượng y tế Ấn Độ”, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói.

Nhưng trên thực tế, Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ về hoạt động kiểm soát nguồn nguyên liệu thô phục vụ sản xuất vắc-xin Covid-19. Hoạt động kiểm soát này được thi hành theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cùng một lệnh cấm xuất khẩu được triển khai vào tháng Hai.

Viện Serum Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, trong tháng này đã hối thúc Tổng thống Joe Biden gỡ bỏ lệnh cấm đối với hoạt động xuất khẩu các nguyên liệu thô của Mỹ. Bởi động thái này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất các liều vắc-xin Covid-19 của hãng AstraZeneca.

Hôm 23/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cũng đã lên tiếng bảo vệ lệnh cấm xuất khẩu các nguyên liệu thô phục vụ hoạt động sản xuất vắc-xin Covid-19, dù rằng động thái này gây gián đoạn dây chuyền sản xuất vắc-xin ở Ấn Độ.

“Điều đầu tiên và trên hết Mỹ làm là theo đuổi nỗ lực thành công và đầy tham vọng nhằm tiêm phòng cho toàn người dân Mỹ”, ông Price tuyên bố.

Số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng nhanh ở Ấn Độ trong thời gian gần đây được cho xuất phát từ sự xuất hiện của các biến chủng mới, cùng tình trạng “siêu lây nhiễm” sau các sự kiện công cộng ở quốc gia có tới hơn 1,3 tỉ dân.

Chính phủ của Thủ tướng Modi cũng bị chỉ trích về việc để mất cảnh giác khi cho phép các sự kiện tín ngưỡng và chính trị quy mô lớn được tổ chức vào thời điểm Ấn Độ có dưới 10.000 ca mới mắc Covid-19 trong ngày, và không có kế hoạch tăng cường hệ thống chăm sóc y tế.

Các bệnh viện và bác sĩ nhiều lần lên tiếng khẳng định họ không thể đối phó với làn sóng bệnh nhân Covid-19 ùn ùn đổ xô tới cơ sở y tế. Người bệnh nằm la liệt trên cáng bên cạnh các bình cung cấp oxy bên ngoài bệnh viện để chờ tới lượt được vào bên trong để nhận sự chăm sóc của các bác sĩ.

“Mỗi ngày trôi qua là cảnh tưởng tương tự lặp lại, chúng tôi chỉ có đủ nguồn cung oxy trong vòng 2 giờ đồng hồ và chúng tôi chỉ nhận được những lời cam kết từ chính quyền”, một bác sĩ chia sẻ.

Để kiềm chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal đã quyết định kéo dài thời gian phong tỏa ở khu vực thủ đô từng được lên kế hoạch kết thúc vào hôm nay (26/4). Theo đó, lệnh phong tỏa sẽ được triển khai thêm 1 tuần ở Delhi giữa lúc cứ 4 phút lại có 1 người chết vì Covid-19.

“Lệnh phong tỏa là vũ khí cuối cùng chúng ta dùng để đối phó với dịch bệnh và trong hoàn cảnh số ca mới mắc bệnh tăng nhanh như hiện nay, chúng ta phải sử dụng vũ khí này”, ông Kejriwal nhấn mạnh.

Tổng số ca mắc Covid-19 ở Ấn Độ là 16,96 triệu và 192.311 người đã tử vong, theo số liệu từ Bộ Y tế Ấn Độ.

Chỉ riêng trong tháng Ba, số ca mới mắc Covid-19 ở Ấn Độ đã tăng gấp 8 lần và số ca tử vong tăng 10 lần. Các chuyên gia y tế quan ngại con số thực người chết vì mắc Covid-19 là không thể thống kê chính xác.

Tránh kịch bản Ấn Độ, bệnh viện dã chiến Thái Lan lắp giường làm từ bìa các tông

Tránh kịch bản Ấn Độ, bệnh viện dã chiến Thái Lan lắp giường làm từ bìa các tông

Để tránh kịch bản hai bệnh nhân Covid-19 phải nằm chung giường như ở Ấn Độ, Thái Lan đã dựng bệnh viện dã chiến trang bị giường làm từ bìa các tông.

Minh Thu (lược dịch)

Thái tử Ảrập Xêút dọa gây tổn hại nền kinh tế Mỹ

Tờ Washington Post trích dẫn các tài liệu rò rỉ cho biết, Thái tử Ảrập Xêút đe dọa gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ sau khi Washington cảnh báo Riyadh “hậu quả” vì đồng ý với Nga cắt giảm sản lượng dầu mỏ.

Trả tiền thuê người giúp xin nghỉ việc ở Nhật Bản

Nhiều người lao động tại Nhật Bản luôn cảm thấy hồi hộp và căng thẳng khi nói chuyện với các ông chủ về vấn đề xin nghỉ việc, và họ đã tìm tới các công ty giúp họ làm việc này.

Mỹ công bố 37 cáo buộc chống ông Trump vì bê bối tài liệu mật

Mỹ vừa công bố bản cáo trạng gồm 37 tội danh chống cựu Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây rủi ro cho một số tài liệu tối mật của chính phủ sau khi mãn nhiệm năm 2021 và cản trở điều tra.

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Hình ảnh trước và sau khi các địa điểm nổi tiếng ở Mỹ bị khói bao trùm

Khói cháy rừng từ Canada đã bao trùm một số thành phố lớn ở Mỹ, khiến hàng triệu người có nguy cơ hít phải không khí độc hại và làm nhiều hoạt động ngoài trời phải hủy bỏ.

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Bên trong căn hộ 9 triệu USD của Messi ở Mỹ

Trước khi gia nhập đội bóng của David Beckham, Messi chi 9 triệu USD mua căn hộ cao cấp, có thang máy dành cho xe ô tô.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trở lại

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thực tế của Nga sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024, bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !