Vì sao hàng hóa "made in Triều Tiên" ngày càng nhiều?

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại hàng hóa "made in Triều Tiên" đã phản ánh một thực tế rằng, người dân Triều Tiên không còn tin tưởng chất lượng sản phẩm do Trung Quốc sản xuất như trước đây.

Theo Reuters, du khách tới tham quan Triều Tiên đều có chung một cảm nhận là thay vì nhìn thấy phần lớn các siêu thị, cửa hàng bày bán hàng hóa của Trung Quốc, giờ đây các mặt hàng này lại do chính Triều Tiên tự sản xuất từ kem đánh răng cho tới mặt nạ dưỡng da, xe máy và các tấm pin năng lượng mặt trời.

Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa, Triều Tiên đã phải cùng lúc phát triển cả kinh tế và quân sự.

Vì sao hàng hóa

Hàng hóa "made in Triều Tiên" ngày càng phong phú và đa dạng.

Lâu nay, đa phần các mặt hàng tiêu dùng được bày bán ở Triều Tiên đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng dưới thời lãnh đạo của ông Kim Jong-un, ngày càng có nhiều mặt hàng do chính Triều Tiên sản xuất được đưa ra thị trường tiêu thụ. Đây cũng chính là cách để Triều Tiên khẳng định khả năng "tự cung tự cấp" trước quốc gia láng giềng.

Về phần mình, Bộ Thương mại Trung Quốc đã từ chối trả lời câu hỏi liệu hoạt động xuất khẩu từ Trung Quốc sang Triều Tiên đã giảm sút do Bình Nhưỡng tăng cường sản xuất hàng hóa nội địa. 

Trên thực tế, các công ty lớn của Triều Tiên như hãng hàng không quốc gia Air Koryo do quân đội Triều Tiên điều hành cho tới tập đoàn Naegohyang cũng đang đa dạng hóa sản xuất các mặt hàng tiêu dùng bao gồm thuốc lá và quần áo thể thao.

Hồi tháng trước, một nhóm phóng viên Reuters đã có mặt tại Bình Nhưỡng và tới thăm một cửa hàng thực phẩm. Điều đáng nói, cửa hàng này bày bán toàn bộ các mặt hàng từ nước uống, bánh ngọt, thức ăn đóng hộp, cà phê, rượu, kem đánh răng, mỹ phẩm, xà phòng, xe đạp và nhiều mặt hàng thiết yếu khác, đều do Triều Tiên sản xuất.

"Khi các nhà máy mới được mở cửa hoạt động, thương hiệu, quy trình đóng gói và thành phần trong các sản phẩm của chúng tôi đều được cải thiện", Reuters dẫn lời cô Rhee Kyong-sook (33 tuổi), một nhân viên bán hàng.

"So với sản phẩm của các quốc gia khác, tôi có thể cảm nhận hương vị hoa quả thực thụ trong các loại đồ uống do Triều Tiên tự sản xuất", ông Kim Chul-ung (39 tuổi), một giáo viên Triều Tiên chia sẻ.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại hàng hóa do Triều Tiên sản xuất cũng đã tạo ra cạnh tranh lớn giữa không chỉ các thương hiệu mà còn cả những người bán rong. Cụ thể, họ đã có chiêu thức thu hút khách hàng bằng cách cho khách hàng dùng thử sản phẩm. Đây là việc mà cách đây 5 năm  họ chưa từng làm. 

Theo ông Andray Abrahamian thuộc tổ chức Choson Exchange ở Singapore chuyên đào tạo cho người Triều Tiên kỹ năng kinh doanh, khoảng năm 2013, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bắt đầu chú trọng tới việc giảm dần hoạt động nhập khẩu. Bởi thực tế, Triều Tiên đã nhập quá nhiều hàng hóa do Trung Quốc sản xuất không chỉ là các mặt hàng cao cấp mà ngay cả các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm. 

Người Triều Tiên không còn tin Trung Quốc

Thương hiệu Air Koryo đã được gắn với nhiều loại hàng hóa như thuốc lá, đồ uống, taxi và cả các trạm bơm xăng.

Trong khi đó, thương hiệu "Naegohyang" còn được gọi với cái tên "Quê hương tôi" được biết tới với vai trò là nhà máy sản xuất thuốc lá ở Bình Nhưỡng. Nhưng trong hai năm gần đây, thương hiệu này cũng đã bắt đầu xuất hiện trên các sản phẩm như bộ bài, hàng hóa điện tử, quần áo thể thao. Thậm chí, công ty này còn tài trợ riêng cho đội bóng chuyền nữ mang chính tên công ty.

Vì sao hàng hóa

Một cửa hàng bán thức ăn nhanh ở Triều Tiên.

Do các công ty Triều Tiên không đưa ra bất cứ lời bình luận cũng như công bố doanh thu và lợi nhuận, việc xác định những công ty này có liên doanh với một tổ chức thuộc quốc gia nào khác hay không, trở nên rất khó khăn.

Còn theo các chuyên gia, thị trường Triều Tiên có sức hấp dẫn là nhờ tầng lớp "donju" (những ông chủ lắm tiền) đang ngày càng nhiều. Đây chính là lực lượng tạo nên sự giàu có cho chợ đen, lĩnh vực mà nhà nước Triều Tiên đã công nhận và kiểm soát.

"Ngày càng nhiều người dân Triều Tiên không muốn dùng các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất bởi họ cho rằng đây là những sản phẩm kém chất lượng", một doanh nhân giấu tên chuyên xuất khẩu hàng hóa sang Triều Tiên cho biết.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp phải đối mặt với những bê bối liên quan tới an toàn thực phẩm như sữa nhiễm hóa chất hay thực phẩm bẩn.

"Những bà mẹ ở Triều Tiên cũng giống như những bà mẹ ở Trung Quốc hay Canada, họ đều muốn những đứa con của mình được sử dụng thực phẩm có chất lượng tốt nhất. Tôi từng thấy khách hàng vào cửa hàng và cân nhắc giữa các mặt hàng do Trung Quốc và Triều Tiên sản xuất. Cuối cùng, họ chọn sản phẩm của Triều Tiên", ông Michael Spavor thuộc Paektu Exchange, tổ chức chuyên đưa các phái đoàn đầu tư, du lịch và nghiên cứu tới Triều Tiên nói. 

Không thể phủ nhận, Triều Tiên hiện vẫn đang phụ thuộc lớn vào hoạt động thương mại với Trung Quốc. Ngoài ra, phần lớn nguyên liệu thô được dùng để sản xuất hàng hóa tiêu dùng vẫn được Triều Tiên nhập từ Trung Quốc.

Cụ thể, theo ông Abrahamian, mặt hàng cà phê hòa tan đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Triều Tiên nhưng loại đường được sử dụng trong sản phẩm này lại đến từ Trung Quốc hoặc một quốc gia nào khác, nhưng vẫn được vận chuyển qua lãnh thổ Trung Quốc để vào Triều Tiên.

"Hoạt động sản xuất hàng hóa nội địa đang ngày càng gia tăng tại Triều Tiên từ xe đạp cho tới các tấm pin năng lượng mặt trời và thực phẩm nhưng quan hệ thương mại liên quan tới các sản phẩm này vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc", ông Abrahamian nói.

Chính việc phải phụ thuộc vào Trung Quốc, nên các công ty sản xuất hàng hóa "made in Triều Tiên" vẫn chịu tác động không nhỏ từ lệnh trừng phạt mà cộng đồng quốc tế áp đặt với quốc gia này hiện nay.

Theo giới chuyên gia, trong tuần này, Washington sẽ thảo luận thêm với Bắc Kinh về việc tăng cường áp đặt lệnh trừng phạt với Triều Tiên để buộc quốc gia này từ bỏ ý định phóng thêm tên lửa. 

Minh Thu (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !