Vì sao hải quân Trung Quốc 'chưa có tên tuổi' gì?

Trong nhiều thập kỉ Trung Quốc từ bỏ ý tưởng xây dựng lực lượng hải quân viễn dương bởi chủ tịch Mao Trạch Đông yêu cầu chỉ chú trọng phòng vệ ven biển. Nhưng nguyên Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Lưu Hoa Thanh từng hình dung ra một lực lượng hải quân trải dài, có mặt khắp toàn cầu. Có điều đó là viễn cảnh của năm 2050.

Vì sao hải quân Trung Quốc 'chưa có tên tuổi' gì?

Vì sao hải quân Trung Quốc 'chưa có tên tuổi' gì?

Lính hải quân Trung Quốc

Vậy Hải quân Trung Quốc đang đứng ở đâu? Năm lĩnh vực mà hải quân nước này cần thực hiện để được thực sự có một lực lượng hải quân viễn dương là gì?

Tờ The Naval Diplomat đã đăng một bài phân tích về vấn đề này. Theo đó, năm lĩnh vực mà hải quân Trung Quốc cần thực hiện là:

5. Phát triển MIW (Mine Warfare)

Hải quân Trung Quốc vẫn được duy trì là lực lượng phòng vệ bờ biển, ngay cả khi đang theo dõi sát các vùng viễn dương. Đến nay, chiến tranh bằng thủy lôi vẫn là một trong những khả năng chính của lực lượng này.

Nhưng khả năng loại bỏ thủy lôi trên biển của đối phương lại là một câu hỏi hoàn toàn khác. Lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ có vai trò khác hẳn khi hoạt động gần bờ biển của nước khác. Lực lượng quốc phòng của địa phương đó có thể thả thủy lôi trên biển để hạn chế sự tự do hành động của Trung Quốc. Nếu hải quân Trung Quốc muốn mở rộng vùng hoạt động, họ phải phát triển các phần cứng và các kỹ năng chiến tranh thủy lôi. Biện pháp MIW không thể thực hiện ứng biến trên các chuyến bay. Đây là một công việc kéo dài nhiều thời gian, đòi hỏi sự cần cù và kỹ thuật cao.

4. Phát triển ASW

Cũng cần phải phát triển khả năng chiến đấu cho các tàu ngầm. Chiến tranh ngầm dưới nước là một trò chơi giống như mèo đuổi chuột, xem những bộ phim như The Hunt for Red October, Run Silent, Run Deep có thể hiểu phần nào điều này.

Hải quân Trung Quốc cần hiểu rõ vấn đề này, từ khi mà Trung Quốc giả thiết mình có khả năng ngăn chặn thâm nhập chiến lược đối với phần lớn các tàu ngầm chạy bằng điesel hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc và Tây Thái Bình Dương. Họ cũng mong muốn ghi thêm những cái tên khác vào danh mục. Tuy nhiên việc xây dựng khả năng tìm diệt các tàu ngầm lại không được ưu tiên phát triển.

3. Xây dựng lực lượng tàu hậu cần

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có thể tiến hành di chuyển, chiến đấu xuyên lục địa, vượt qua mọi giới hạn về khoảng cách. Bởi vì họ được các tàu nhiên liệu, tàu hậu cần tiếp tế liên tục ngay khi còn đang trên biển. Hải quân Trung Quốc chưa chú trọng đến việc xây dựng đội tàu hậu cần.

Một lựa chọn cho hải quân Trung Quốc là xây dựng một đội tàu khu trục và tàu ngầm có lực lượng tàu hậu cần tốt, triển khai các cơ sở bảo trì tạm thời để hỗ trợ các hoạt động, thay thế cho các cơ sở lâu dài vĩnh cửu.

2. Cần được tập luyện và thực hành nhiều hơn

Hải quân Trung Quốc cần thường xuyên cho tàu đi lại trên biển, đến các vùng biển xa hơn. Nếu chỉ ngồi ở nhà, không tập luyện thì người lính nào cũng không thể trau dồi kinh nghiệm hoặc xây dựng tinh thần đồng đội. Thời Napoleon, trong khi các thủy thủ Anh liên tục luyện tập, rèn luyện kỹ năng, thì ở nước Pháp, các đối thủ của họ lại chìm trong cờ bạc, rượu và các cô gái.

1. Suy nghĩ về đội tàu viễn dương

Hải quân Trung Quốc cần vượt qua quan niệm chỉ là lực lượng phòng vệ bờ biển thời Mao Trạch Đông để có lực lượng hải quân viễn dương. Ngăn chặn thậm nhập sẽ cho phép hải quân Trung Quốc đi lại trong vùng biển nước mình, với sự che chở của các tên lửa đạn đạo chống tàu và các vũ khí tầm ngắn khác. Nhưng rốt cuộc, các thủy thủ Trung Quốc phải bỏ tâm lý “pháo đài-hạm đội” phòng thủ đi.

Hòa Phong

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !