Vì sao ECB vẫn đứng ngoài khủng hoảng nợ châu Âu?

Lí do được cho là Đức đã nhất quyết phản đối việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tung tiền để giải cứu khủng hoảng và yêu cầu các nước Nam Âu thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt giống như Đức đã thực hiện cách đây hơn 60 năm.

Vì sao ECB vẫn đứng ngoài khủng hoảng nợ châu Âu?

Hy Lạp có nguy cơ ra khỏi "Châu Âu"

Tại sao Trung Quốc phải cứu khu vực đồng Euro?

Nga giúp Châu Âu chạy nợ

Mỹ, Anh, Nhật, Thụy Sĩ chung tay cùng vớt Châu Âu

Vì sao ECB vẫn đứng ngoài khủng hoảng nợ châu Âu?

Người Đức không muốn ECB can dự vào cuộc khủng hoảng nợ châu Âu – trong ảnh thủ tướng Đức Angela Merkel đang nói chuyện với Tổng thống Pháp và Tổng thống Mỹ tại hội nghị G-20 vừa qua- Nguồn: AFP

Theo BBC, ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) từ lâu vẫn được coi là ngân hàng trung ương độc lập nhất trên thế giới, không lệ thuộc vào bất cứ ai. Nó có một sứ mệnh rõ ràng là duy trì sự ổn định của giá cả và không cần quan tâm đến bất kì điều gì khác.

Giải cứu các ngân hàng, giải cứu các chính phủ ngập trong nợ nần và đòi hỏi thực thi các biện pháp cải cách kinh tế đau đớn – những điều đó thường chỉ thuộc về chính phủ của quốc gia, nhưng ECB dường như đã có được những đặc quyền chính trị như trên.

Những diễn biến gần đây cho thấy, rất có thể ECB sẽ phải ra tay cứu Italia ra khỏi vũng lầy nợ nần để khu vực đồng euro có thể tồn tại. Sau Italia có thể sẽ là Tây Ban Nha và thậm chí là Pháp.

Tuy nhiên, bấy lâu này các chính phủ châu Âu đã cố gắng hết sức để vượt qua khủng hoảng mà không cần nhờ vả đến ECB.

Khi Hy Lạp bắt đầu tụt dốc kể từ năm 2010, Đức, Pháp và các nước khác đã tự gom tiền để giải cứu nước này. Khi Bồ Đào Nha và Cộng hòa Ireland ngày càng chao đảo, họ đã phải tìm đến một giải pháp có khả thi hơn - Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Quỹ bình giải cứu này của châu Âu đã kêu gọi giúp đỡ hai nước trên, cũng như kêu gọi cấp gói giải cứu thứ hai cho Hy Lạp.

Các nhà tài trợ từ Berlin, Paris và các nước khác làm trụ cột cho quỹ này đã tăng tiền cho quĩ một lần để có thể tài trợ được tổng số tiền 440 tỉ euro.

Đến thời điểm này, quĩ này đã thống nhất sử dụng phép màu tài chính “để tạo đòn bẩy” cho các nguồn lực của quĩ nhằm tăng lượng tiền trong quĩ lên 1 nghìn tỷ euro nữa – tức là khoảng 3.000 euro trên mỗi người dân trong khối đồng euro.

Nhưng có vẻ như các cuộc thương lượng đầy cam go không đem lại kết quả gì.

Thất bại ngay khi bắt đầu

Các con số cụ thể về lượng tiền tăng lên của EFSF sẽ là bao nhiêu còn rất lâu mới đạt được như mong muốn của các chính trị gia châu Âu. Nguyên nhân đơn giản là họ không hề hỏi xem những người đóng thuế của Đức phải trả thêm bao nhiều tiền cho quỹ này bởi Đức chính là nhà tài trợ chính và lớn nhất của quỹ.

Khi "chiếc bát ăn xin" được chìa ra trước mặt Trung Quốc, không những khối đồng euro không nhận được đồng tiền nào mà còn không nhận được dù là những câu nói tử tế.

Nhưng dù cho họ có thành công trong việc trong việc tìm ra lối thoát khi vẫn còn thời gian thì một nghìn tỷ euro có lẽ vẫn chỉ là "muối bỏ bể" vì dù có gom hết tất cả các nguồn lực hiện có của EFSF thì cũng không thể nào thanh toán hết các khoản nợ phải trả trong vòng chỉ một năm của Italia.

Hơn nữa, quỹ này có vẻ như đã thất bại khi chưa kịp bắt đầu hành động. Tuần trước EFSF đã hủy việc tăng nguồn tiền để giải cứu Ireland.

Giám đốc quĩ, Klaus Regling, mới thừa nhận rằng chính biến động của thị trường trong thời gian gần đây đã khiến quĩ này gặp rắc rối.

Nhìn chung, tất cả những gì EFSF có thể làm là chuyển gánh nặng nợ nần từ các nước không thể gánh được sang các nước còn sức lực để gánh đỡ nó.

Tuy vậy, các thị trường bây giờ lại đặt câu hỏi liệu các nước khác – điển hình là Pháp – có thể thực sự gánh vác được hay không.

Đã đến lúc ECB vào cuộc?

Ngay từ đầu, các chuyên gia kinh tế đã kêu gọi thực thi một giải pháp rất hiển nhiên là – ngân hàng trung ương châu Âu phải chung tay giải cứu.

Là một ngân hàng trung ương, ECB là người giữ cổng của nguồn cung tiền của khối đồng tiền chung châu Âu. Vì thế chỉ cần ngân hàng này tung ra một lượng tiền là có thể giải cứu được Italia.

Nếu ECB đưa ra quyết định rõ ràng sẽ đứng đằng sau Italia bằng cách cam kết mua không giới hạn nợ của nước này, thì sự lo lắng của các nhà đầu tư rằng liệu các khoản nợ đó có được thanh toán hay không sẽ không còn nữa.

Tất nhiên, việc in thêm tiền không thể giải quyết các vấn đề dài hạn mà đã đẩy Italia và các các nước Nam Âu khác vào tình trạng bi đát hiện nay.

Nhưng nó có thể giúp giải quyết khủng hoảng. Lí do là nếu cuộc khủng hoảng càng kéo dài, thì niềm tin của giới kinh doanh, niềm tin của người tiêu dùng và niềm tin của các ngân hàng châu Âu sẽ sụp đổ và càng gây ra thêm thiệt hai cho nền kinh tế châu Âu.

Nếu xảy ra suy thoái vào thời điểm này thì các vấn đề của nền kinh tế của Italia sẽ càng khó giải quyết hơn.

Sự khác biệt về văn hóa

Vậy thì tại sao ECB vẫn do dự tham gia vào tình hình hiện nay?

Lí do lớn nhất là do có sự khác biệt về văn hóa giữa Đức và phần còn lại của châu Âu kể từ thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (từ 1918 đến 1939).

Trên toàn châu Âu, bài học được rút ra là việc gắn vào chính sách “tiền cứng” có thể đẩy nền kinh tế của quốc gia vào suy thoái nghiêm trọng. Trong giai đoạn đó, chính sách “tiền cứng” có nghĩa là đồng tiền được đảm bảo bằng lượng vàng gửi trong ngân hàng trung ương.

Nhưng ở Đức thì tình hình ngược lại, bài học rút ra là việc in tiền để trả lại các khoản nợ sẽ dẫn đến tình trạng siêu lạm phát và sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị mà không được bao giờ lặp lại. Nói cách khác, Đức hướng tới chính sách “tiền cứng” - được biểu hiện ở một ngân hàng trung ương Đức có sức mạnh và chế độ chi tiêu của chính phủ được giám sát chặt chẽ, và chính sách này đã tỏ ra rất hiệu quả trong suốt thời kì hậu chiến tranh.

Vì thế, khi đồng euro ra đời, Đức khăng khăng rằng ngân hàng trung ương châu Âu cần phải có sự độc lập tuyệt đối cũng như phải có một hiệp ước về sự ổn định nhằm hạn chế một cách nghiêm khắc đối với chi tiêu của các chính phủ - cho đến khi chính Đức sau đó đã tự vi phạm luật chơi mà không bị trừng phạt.

Lập luận của nước Đức

Sự khác biệt văn hóa đó thể hiện ngay cả cách Đức phản ứng trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

Nó giải thích tại sao Đức khăng khăng đòi cắt giảm toàn diện chi tiêu của chính phủ - kể cả bản thân chính phủ Đức dù cho các nhà kinh tế theo trường phái Keynes đều cho rằng đó chắc chắn là cách đẩy toàn bộ nền kinh tế khối euro vào vòng xoáy suy thoái rất nguy hiểm.

Đó cũng là lí do tại sao người Đức ở ECB phản đối sự can thiệp dù là nhỏ nhất của ngân hàng này bằng cách mua nợ của hai nước Tây Ban Nha và Italia – họ đã phản đối kịch liệt đến mức hai nhân vật cấp cao người Đức ở ECB đã từ chức để phản đối.

Nó cũng giải thích tại sao họ phản đối việc cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế khu vực đồng euro bởi lẽ họ lo sợ rằng lạm phát sẽ vượt ra ngoài tầm kiếm soát.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học lại lập luận rằng một mức lạm phát cao hơn thực ra là tốt hơn cho khu vực đồng euro, do nó sẽ giúp công nhân Italia và các nước khác có lợi thế cạnh tranh so với các công nhân Đức.

Có thể người Đức sẽ chỉ ra rằng vào thời điểm cách đây 1 thập kỉ khi đồng euro ra đời, công nhân của họ đã có mức lương cao nên kém cạnh tranh hơn công nhân của các nước khác.

Người Đức khi đó đã giải quyết vấn đề của mình bằng cách cải cách thị trường lao động dù vấp phải phản đối và công nhân của họ đã phải không được tăng lương trong hàng năm trời. Vậy thì tại sao bây giờ những người Nam Âu không làm được như thế?

Có ba nguyên nhân.

Thứ nhất, Đức có một hệ thống thương lượng lương tập trung khác với các nền kinh tế khác, điều đó khiến Đức có thể thương lượng với các công đoàn trong nước dễ dàng hơn để đạt được mức lương không tăng trên qui mô cả nước.

Thứ hai là, người Đức không cần sở hữu nhà. Họ chủ yếu chỉ thuê nhà. Điều đó có nghĩa là nước Đức không phải trải qua tình trạng cầm cố nợ về nhà cửa dẫn đến bong bóng nhà đất như tình trạng hiện nay của Tây Ban Nha. Khi bạn có ít nợ phải trả, thì bạn sẽ sống dễ dàng hơn với mức thu nhập không tăng.

Thứ ba là, Đức thực sự có lợi từ tình trạng bong bóng bất động sản ở các nước Nam Âu. Nhưng trong tình hình kinh tế đình trệ trên qui mô toàn cầu như hiện nay, có vẻ như Đức – cũng như bất kì nước nào khác – sẽ dang tay giúp đỡ các nước Nam Âu phục hồi kinh tế bằng con đường xuất khẩu.

ECB và Italia đang ở thế cò cưa

Tuy nhiên, những đòi hỏi của Đức không phải là không có lí.

Người Italia phải đưa tình trạng tài chính của mình vào tầm kiểm soát và quan trọng hơn là cải cách nền kinh tế của mình để thúc đẩy tính cạnh tranh của nước này và bỏ mức lãi suất dễ dàng như dưới thời điều hành của cựu thủ tướng Berlusconi.

ECB và Italia sẽ rơi vào tình trạng cò cưa nguy hiểm.

EBC không muốn hành động cho đến khi Italia cho thấy thực sự nghiêm túc về việc thực thi cải cách.

Nhưng chính phủ Italia sẽ chỉ thực thi các cải cách khắc nghiệt nếu ECB đảm bảo sẽ cứu giúp nước này.

Trong tình trạng cò cưa này, thì điều quan trọng là bạn phải thuyết phục đối thủ rằng bạn sẵn sàng đón nhận nguy cơ xảy ra thảm họa.

Vì thế nhiệm vụ của tân giám đốc ECB, Mario Draghi , người có quốc tịch Italia là thuyết phục người Italia rằng họ phải phát tín hiệu trước.

Nhưng nếu người Italia không thể thành lập được một chính phủ có đủ gan làm việc đó, thì câu hỏi đặt ra là liệu ECB có phát tín hiệu trước?

Thời gian sẽ trả lời câu hỏi đó.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !