Vì sao đối thủ của Nga lại sợ hãi tên lửa Kalibr?

Theo tạp chí National Interest, không chỉ có Mỹ và Anh, Nga cũng có trong tay một loại tên lửa hành trình hiện đại và lợi hại, có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách rất xa.

Vào ngày 07/10/2015, tàu khu trục Dagestan cùng ba tàu hạng nhẹ lớp Buyan của Nga đã khai hỏa đồng loạt 26 tên lửa hành trình Kalibr.

Loại tên lửa dài 9m này đã bay một quãng đường dài gần 1.500km qua lãnh thổ Iran và Iraq trước khi tiêu diệt 11 mục tiêu của tổ chức khủng bố IS tại Syria. Đây là minh chứng cho thấy, không chỉ có Mỹ và Anh, rất nhiều nước trên thế giới giờ đây đã có tên lửa tầm xa có độ chính xác cao.

Vì sao đối thủ của Nga lại sợ hãi tên lửa Kalibr? - ảnh 1

Một mô hình tên lửa Kalibr được trưng bày trong một triển lãm quân sự.

Sau một đợt tấn công bằng tên lửa Kalibr từ tàu Dagestan vào tháng 11/2015, vào ngày 09/12/2015 tàu ngầm lớp Kilo mang tên Rostov-na-Donu cũng đã sử dụng tên lửa Kalibr nhằm vào các mục tiêu tại Syria, qua đó đánh dấu lần đầu tiên lực lượng tàu ngầm Nga tham chiến ​trong thế kỷ 21. Năm 2016, tàu khu trục Nga được cho là đã công kích các thành phố Aleppo và Idlib tại Syria bằng tên lửa hành trình.

Bằng việc cho thấy khả năng tấn công từ xa từ ngoài biển, không những Nga đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự phát triển công nghệ của mình, mà còn gây sự chú ý đối với các quốc gia muốn mua tên lửa Kalibr (dù vậy, họ sẽ chỉ nhận được một phiên bản của Kalibr có tầm ngắn hơn, mang tên là Klub).

Hiện trong dòng tên lửa Kalibr có hơn một chục chủng loại, khác nhau về độ dài, tầm bắn và hệ thống phóng nhưng đều được trang bị đầu đạn nặng 450kg hoặc một đầu đạn hạt nhân.

Phiên bản tên lửa Kalibr chống hạm, có số hiệu 3M54T hoặc 3M54K, có tầm bắn ước tính vào khoảng 435 đến 660km và được thiết kế để bay sát mặt nước biển để tránh bị rađa đối phương phát hiện. Nhờ hệ thống rađa định hướng, Kalibr có thể né tránh thay vì chỉ bay theo một đường thẳng, và với tốc độ vào khoảng Mach 0.8 đến Mach 3, rất khó để hệ thống tự vệ của đối phương có thể đánh chặn Kalibr.

Phiên bản tên lửa trên bộ của Kalibr mang số hiệu 3M14T và 3M14K, mặc dù không thể giữ được tốc độ Mach 3 khi tiếp cận mục tiêu, song nó lại có tầm bắn lên đến 1.600 – 2.400km. Loại tên lửa Kalibr còn lại là 91RT và 91RE được dùng để đánh chặn thủy lôi săn ngầm, có tầm bắn chỉ gần 50km.

Vì sao đối thủ của Nga lại sợ hãi tên lửa Kalibr? - ảnh 2

Tên lửa Kalibr được sử dụng trong chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria.

Tên lửa Kalibr hiện được trang bị cho các tàu ngầm lớp Kilo của Nga cũng như các lớp tàu hiện đại hơn như Akula, Lada và Yasen. Chúng cũng được lắp đặt trên các tàu khu trục và tàu tuần tra của Nga và trong tương lai các tàu chiến lớn cũng sẽ có loại tên lửa này. Trong khi một tàu khu trục Nga chỉ mang được 8 quả Kalibr, một tàu chiến cỡ lớn sẽ có thể mang theo hàng chục tên lửa loại này.

Với Kalibr, Nga đã chứng minh rằng họ có thể triển khai các loại tên lửa tầm xa trên các tàu chiến cỡ nhỏ. Trong bối cảnh các nước đang chế tạo các loại tên lửa có tầm bắn xa hơn và chính xác hơn, việc Nga dàn trải hỏa lực qua các tàu khu trục chi phí rẻ sẽ có lợi hơn là đặt nhiều quả tên lửa hiện đại lên một tàu chiến lớn đắt tiền.

Phiên bản xuất khẩu của tên lửa Kalibr mang tên Klub sẽ chỉ có tầm bắn vào khoảng 225 đến 305km, qua đó tuân thủ những điều kiện nêu ra trong Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) mà Nga đã ký kết trong quá khứ, trong đó gồm điều khoản cấm xuất khẩu tên lửa hành trình với tầm bắn vượt quá 300km. Tên lửa Klub được trang bị cho các tàu ngầm lớp Kilo của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và có thể là cả Iran, cũng như 6 tàu khu trục Talwar của Ấn Độ. Trung Quốc cũng đã phát triển tên lửa YJ-18, được cho là sao chép một phần tên lửa Klub.

Thêm vào đó, một phiên bản tên lửa Klub dùng trên không hiện đang được Nga phát triển để sử dụng trên các máy bay tuần tra Tu-142. Ngoài ra, một phiên bản Klub phóng từ mặt đất cũng đã được trình bày trước công chúng, có thể cất giấu trong một công ten nơ chở hàng bình thường. Chúng có thể được vận chuyển bằng tàu hỏa, tàu chở hàng ngoài biển hoặc xe tải, khiến việc xác định vị trí của chúng trở nên rất khó khăn.

Mặc dù Nga vẫn chế tạo các loại tên lửa hành trình khác, Kalibr vẫn sẽ được sử dụng trong quân đội trong nhiều năm tới. Phiên bản trên bộ của nó về lý thuyết có thể sánh với Tomahawk của Mỹ, còn phiên bản Kalibr chống hạm là một loại vũ khí chết người trên biển. Dù còn thua xa về số tàu chiến so với Mỹ, việc Nga có thể triển khai tên lửa tầm xa trên các tàu hạng nhẹ đang khiến nhiều quan chức Mỹ đau đầu tìm cách đối phó.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !