Vì sao châu Á “run sợ” trước tên lửa của tàu ngầm Triêù Tiên?

Chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vẫn tiếp tục với tiến độ chóng mặt. Mới đây, nước này đã bắn thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới.

Cụ thể, đó là một cuộc “phóng thử nghiệm” tên lửa để kiểm tra xem liệu động cơ đẩy của tên lửa này có đủ sức để xuyên qua bề mặt nước biển hay không. Triều Tiên đang hướng đến việc phát triển các loại tên lửa bắn từ tàu ngầm bởi chúng có thể sống sót sau khi đối phương công kích trước và cho phép nước này phản công bằng đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa bắn từ tàu ngầm cũng có tầm hoạt động xa hơn. Triều Tiên đang gặp khó khăn khi nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với hành trình đường bay dài. Trong khi đó, một tàu ngầm Triều Tiên đóng gần lãnh thổ Mỹ sẽ không đặt nặng vấn đề tầm xa của tên lửa, mà vẫn có thể tấn công các thành phố lớn của Mỹ.

Vì sao châu Á “run sợ” trước tên lửa của tàu ngầm Triêù Tiên? - ảnh 1

Một binh sĩ Hàn Quốc tỏ rõ sự bất an trong đôi mắt mình khi canh gác biên giới.

Những bước tiến của quá trình phát triển tên lửa bắn từ tàu ngầm của Triều Tiên có thể sẽ mang lại những hệ quả dưới đây.

Nó sẽ khiến Mỹ ngày càng lo sợ Triều Tiên hơn trước

Cho đến giờ, các thành phố ở Mỹ không phải chịu những sự đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên như các thành phố ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó, việc Triều Tiên có tên lửa phóng từ tàu ngầm mặc dù không làm thay đổi sự bất an tại các nước châu Á, nhưng giờ đây Mỹ cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ gửi thông điệp đến Mỹ rằng họ sẽ phải chịu hậu quả khôn lường nếu họ tấn công Triều Tiên.

Tuy nhiên, động thái này của Triều Tiên sẽ khiến Mỹ thực thi những biện pháp mạnh tay hơn với nước này. Cụ thể, việc Triều Tiên triển khai tên lửa sẽ làm Mỹ mạnh tay cấm vận và phong tỏa ngân sách của Triều Tiên tại các ngân hàng châu Á. Mỹ cũng đẩy mạnh phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và thuyết phục Hàn Quốc mua Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao (THAAD) của mình. Nó cũng khiến những người có tư tưởng đối đầu trong chính phủ Mỹ càng có nhiều chứng cớ cho lý lẽ của họ.

Nó sẽ khiến Hàn Quốc chú trọng hơn trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa

Tên lửa bắn từ tàu ngầm của Triều Tiên sẽ khiến Hàn Quốc có nhu cầu mua hệ thống THAAD, một hệ quả mà Bình Nhưỡng không mong muốn. Hiện vẫn còn nhiều người trong chính phủ Hàn Quốc vẫn không đồng tình với việc đưa THAAD cho quân đội nước này, do họ cho rằng Triều Tiên thực tế bị khiêu khích bởi những hành động của Hàn Quốc và Mỹ. Nhưng việc Triều Tiên sản xuất tên lửa đã khiến lý lẽ của họ không còn vững vàng như trước.

Vì sao châu Á “run sợ” trước tên lửa của tàu ngầm Triêù Tiên? - ảnh 2

Các nước châu Á và Mỹ luôn rất nhạy cảm trước các hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên.

Họ có thể nói rằng Triều Tiên về mặt khách quan sẽ muốn sản xuất vũ khí hạt nhân bởi sự đe dọa thường trực của Mỹ và vì Bình Nhưỡng đang thua kém rất nhiều nước về sức mạnh quân sự thông thường. Nhưng Triều Tiên không có lý do chính đáng nào để sản xuất các loại tên lửa xuyên lục địa, tên lửa tàu ngầm, hàng trăm đầu đạn hạt nhân. Giờ đây, nếu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên được bắn đi từ dưới nước và gần như không thể tìm thấy được, thì phần thắng trong cuộc tranh luận về việc mua về hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc sẽ thuộc về cánh diều hâu trong chính phủ.

Nó cũng khiến Seoul xem xét lại lựa chọn tấn công trước

Đã có một giả thuyết cho rằng chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ dần dần đẩy Seoul đến việc tấn công trước. Do không có một hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc đầu đạn hạt nhân của riêng mình, Hàn Quốc rất yếu trước các loại vũ khí của Triều Tiên. Trong lịch sử, Mỹ đã từng có ý định không kích vào các tên lửa đặt tại Cuba năm 1962, hoặc Israel đã không kích Iraq (1981) và Syria (2007), do đó việc Hàn Quốc có ý định tấn công trước khi những chương trình vũ khí của Triều Tiên vượt quá tầm kiểm soát là điều có thể xảy ra.

Sự xuất hiện của tên lửa phóng từ tàu ngầm sẽ làm Hàn Quốc thay đổi ý định. Thứ nhất, nếu Triều Tiên có thể triển khai chúng một cách hiệu quả, giá trị của một đợt tấn công trước của Hàn Quốc sẽ giảm đi đáng kể. Các loại phương tiện phóng tên lửa dưới biển rất khó để bị tấn công trước và do đó, lựa chọn khả dĩ nhất đối với Hàn Quốc chỉ còn là hệ thống phòng thủ tên lửa. Điều này sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua phát triển công nghệ tên lửa và chống tên lửa của hai nước và Mỹ.

Thứ hai, nếu Triều Tiên có tên lửa bắn từ tàu ngầm thật sự, đất nước này sẽ không còn gặp nguy hiểm vì các cuộc không kích nữa. Thời gian để Mỹ cũng như Hàn Quốc có thể tấn công từ trên không sẽ ngày càng ngắn đi.

Cho dù hệ quả là gì đi chăng nữa, Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và càng khiến những chính trị gia có tư tưởng đối đầu tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ có cớ cho lý lẽ của mình.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !