Vì sao các công ty Mỹ, Nhật Bản ‘chán’ Trung Quốc?

Tiền vốn Nhật Bản đã góp phần làm nên “phép lạ Trung Hoa”, nhưng hóa ra lại là “gậy ông đập lưng ông”. Rõ ràng Tokyo không thể tha thứ cho Bắc Kinh về điều này, mặc dù những người Nhật lịch sự không nói ra thành lời.
Vì sao các công ty Mỹ, Nhật Bản ‘chán’ Trung Quốc? - ảnh 1
Toyota và Nissan đã buộc phải thu hẹp đột ngột quy mô sản xuất tại Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ giảm sút.

Kết quả cuộc khảo sát ý kiến 200 nhà quản lý cấp cao do tổ chức The Boston Consulting Group (BCG) tiến hành cho thấy, có 1/2 tổng số công ty Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc có kế hoạch thu hồi sản xuất về Mỹ hoặc đang xem xét phương án kinh doanh của mình ở ngoài Trung Quốc.

Theo lý giải của ông Aleksandr Larin chuyên viên Viện Nghiên cứu Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga), nguyên nhân đầu tiên là do Trung Quốc không còn là một quốc gia có giá lao động rẻ như trước. Mức lương cơ bản của lao động Trung Quốc giờ đây đã không còn kém nhiều so với các lao động của các nước đã phát triển trong khi năng suất và hiệu quả lao động lại thấp hơn hẳn.

Thêm vào đó, ông Aleksandr Larin cho rằng: “Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn tất cả các nước khác trên thế giới. Về tổng khối lượng kinh tế, GDP của Trung Quốc đã xấp xỉ Mỹ. Thực tế hầu như tất cả các chuyên viên đều dự đoán rằng Trung Quốc chẳng mấy chốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ nhất về GDP, có nghĩa là sẽ vượt mặt Mỹ. Đương nhiên điều này khiến người Mỹ chẳng thích thú gì. Cả những tiểu thị dân bỏ phiếu cho đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, cả các nhà kinh doanh đều không vui mừng khi hình dung viễn cảnh Hoa Kỳ bị xuống vị trí thứ hai. Hoàn toàn có khả năng là tình trạng này thức tỉnh xúc cảm yêu nước của người Mỹ đến hành động. Hiển nhiên, tinh thần đó hòa trộn chung với lợi ích kinh tế, khi chứng kiến Trung Quốc đang tước đi lợi thế cạnh tranh của đất nước mình”.

Hồi tháng 2 năm ngoái, BCG từng tiến hành cuộc khảo sát tương tự với kết quả là 37% số công ty Mỹ có doanh thu hơn 1 tỷ USD/năm có phương án rút khỏi thị trường Trung Quốc. Năm nay, tỷ lệ này đã là 54%, đặc biệt là từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi cuối năm 2012, khi đó cả ứng viên Obama và Mitt Romney đều đã lên tiếng kêu gọi các công ty Mỹ quay trở về nước, tạo việc làm cho lao động Mỹ và góp phần chấn hưng nước Mỹ.

“Đây là điều mà các chính khách Mỹ đã nói đến từ lâu. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đối đầu khá căng thẳng. Từ phát ngôn của các chính trị gia và quan sát viên bình luận Mỹ thấy rõ ý tưởng kiềm chế Trung Quốc. Còn ở Trung Quốc thì người ta không hài lòng nói rằng Mỹ đã chuyển sang chính sách như vậy. Tất cả những điều đó thêm trọng lượng vào bàn cân khi tính toán giải pháp của giới kinh doanh Mỹ, như là rời khỏi Trung Quốc”, ông Aleksandr Larin bình luận.

Vì sao các công ty Mỹ, Nhật Bản ‘chán’ Trung Quốc? - ảnh 2
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã thổi bùng ngọn lửa bài Nhật ở Trung Quốc.

Với các doanh nghiệp Nhật Bản, động lực khiến họ muốn tháo lui khỏi thị trường Trung Quốc có phần giống và khác với các doanh nghiệp Mỹ. Bắt đầu từ tháng 9/2012, khi những cuộc xung đột giữa 2 nước Trung – Nhật quanh vấn đề quần đảo Senkaku bị đẩy lên cao, làn sóng bài Nhật trỗi lên ở Trung Quốc và khiến các công ty Nhật gặp vô vàn khó khăn. Họ buộc phải gấp gáp thu hồi dây chuyền sản xuất-kinh doanh ở Trung Quốc để di chuyển sang các nước Đông Nam Á khác. Những tác động tiêu cực của tranh chấp lãnh thổ khiến cho việc làm ăn của những tập đoàn như Toyota và Nissan khốn đốn. Các tập đoàn này buộc phải thu hẹp đột ngột quy mô sản xuất do nhu cầu tiêu thụ giảm sút.

Còn có sự kiện đáng chú ý là hồi tháng 8 năm nay, hãng Honda đã bắt tay xây dựng nhà máy mới không phải ở Trung Quốc mà ở Thái Lan. Quyết định đó lập tức đẩy tăng công suất của Honda lên 50%. Cả Indonesia cũng hứng được 230 triệu USD đầu tư của Toyota từ Trung Quốc, vốn công bố vào tháng 7 khi đang là đỉnh cao tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Showa, một nhà sản xuất linh kiện chính xác có căn cứ tại Nhật Bản cung cấp hàng cho công ty như Toyota và Nintendo, cho biết, họ quyết định chọn một địa điểm ở bên ngoài thủ đô Bangkok của Thái Lan để xây dựng nhà máy đầu tiên của họ ở nước ngoài, thay vì Trung Quốc là do họ không còn tin rằng Trung Quốc là nơi đáng kể làm ăn.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại nước ngoài Nhật Bản, đầu tư của Nhật Bản tại Đông Nam Á tăng 55% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với năm trước, lên tới 10,29 tỉ USD, trong khi đầu tư tại Trung Quốc sụt giảm 31%, chỉ còn 4,93 USD.

Sự thận trọng trong đánh giá như đang thấy có lẽ xuất phát từ thực tế là Tokyo đang nhận ra sai lầm trong tính toán chiến lược của mình theo hướng Trung Quốc. Tiền vốn Nhật Bản đã góp phần làm nên “phép lạ Trung Hoa”, nhưng hóa ra lại là “gậy ông đập lưng ông”, giúp đẩy bật Nhật Bản khỏi vị trí uy tín nền kinh tế xếp thứ hai thế giới. Rõ ràng Tokyo không thể tha thứ cho Bắc Kinh về điều này, mặc dù những người Nhật lịch sự không nói ra thành lời.

Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !