Vì sao Bỉ xem xét nghị quyết hủy bỏ cấm vận chống Nga?
![]() |
Bỉ sẽ xem xét nghị quyết hủy bỏ cấm vận chống Nga |
“Dự thảo nghị quyết này sẽ được đưa ra xem xét. Ngay sau kỳ nghỉ, Quốc hội Bỉ sẽ tổ chức xem xét dự thảo này tại Ủy ban các vấn đề Đối ngoại thuộc Hạ viện. Mục đích là nhằm ủy quyền cho Chính phủ Bỉ kêu gọi EU hủy bỏ các lệnh cấm vận chống Nga- lệnh cấm vận đã khiến ngành nông nghiệp Bỉ chịu thiệt hại đáng kể”- Aldo Carcassi cho biết.
“Nếu như trong năm 2013, thời điểm trước khi áp đặt các lệnh cấm vận, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Bỉ và Nga đạt khoảng 15,1 tỷ Euro thì hiện con số này đã giảm khoảng 23% và chỉ còn 11,4 tỷ Euro. Theo các dự báo lạc quan nhất, ngành nông nghiệp Bỉ đã chịu tổn thất khoảng 5% do các lệnh cấm vận. Con số này sẽ được đưa vào dự thảo nghị quyết”- tác giả nhấn mạnh.
Aldo Carcassi cũng cho rằng, “công bằng cần phải được đảm bảo. Ngành nông nghiệp Bỉ trở thành ngành nông nghiệp đầu tiên chịu thiệt hại do việc áp đặt các lệnh cấm vận chống Nga cho dù hiệu quả chính trị của các lệnh cấm vận này là rất mơ hồ”. Aldo Carcassi khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để bản dự thảo nghị quyết này được Quốc hội Bỉ thông qua.
Theo các thông tin do TASS có được, bản dự thảo nghị quyết này bao gồm 4 luận điểm chống lại các lệnh cấm vận chống Nga.
Thứ nhất, văn kiện này khẳng định rằng các lệnh cấm vận của EU “đã đi ngược lại với luật pháp quốc tế vì cơ quan duy nhất có quyền phê chuẩn các lệnh cấm vận này là Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”- cơ quan chưa bao giờ phê chuẩn và chưa bao giờ ủng hộ bất cứ các biện pháp nào chống lại Nga.
Thứ hai, trong dự thảo nghị quyết khẳng định rằng các lện cấm vận này phải được hủy bỏ theo đúng lô gic do EU đưa ra (các lệnh cấm vận chỉ được hủy bỏ khi Nga thực hiện tất cả các điều khoản trong Thỏa thuận Minsk). “Về vấn đề này, cần phải nhớ rằng Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine. Nghĩa vụ duy nhất của Nga, xét từ Thỏa thuận Minsk-2 là phải gây áp lực lên các lực lượng đòi ly khai ở Lugansk và Donetsk để ngừng các hoạt động quân sự. Quy chế hòa bình được thiết lập kể từ sau khi ký Thỏa thuận Minsk-2 ngày 12/2/2015 nói chung vẫn được tuân thủ nghiêm. Do đó, Nga đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình”- dự thảo nêu rõ.
Bản dự thảo này cũng khẳng định rằng EU cũng cần phải áp dụng các lệnh cấm vận chống Ukraine. “Nếu như chúng ta thực sự lo ngại cho việc thực hiện Thỏa thuận Minsk-2 thì cũng cần phải nhớ rằng, điều khoản 11 trong thỏa thuận này nói rõ rằng Ukraine cần phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp trước năm 2016 để cho phép các khu vực Lugansk và Donetsk tiến hành các cuộc bầu cử địa phương. Do nội dung này không được Ukraine thực hiện nên điều cần thiết là EU phải áp đặt các lệnh cấm vận chống Ukraine- lực lượng rõ ràng đã vi phạm các cam kết của mình”- dự thảo khẳng định.
Thứ ba, nghị quyết cũng khẳng định sự thất bại hoàn toàn của các lệnh cấm vận. “Nhận “đú đấm dưới thắt lưng từ năm 2014, nền kinh tế Nga vẫn đang hồi phục, đồng Ruble đang dần ổn định và các chỉ số kinh tế vĩ mô của Nga thực tế tốt hơn so với các chỉ số tương tự ở phần lớn các quốc gia thành viên EU. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là Nga đã sử dụng các lệnh cấm vận như là yếu tố để làm giảm sự phụ thuộc của mình vào xuất khẩu nhiên liệu thô. Trong khi các nông trại ở EU buộc phải rời khỏi thị trường Nga thì mảng nông nghiệp của Nga lại đang cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của mình”- văn kiện nêu rõ.
Cuối cùng, dự thảo nghị quyết này cò một câu mà theo tác giả là không cần phải giải thích và chứng minh. “Nga là bạn và là đối tác của chúng ta trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và lực lượng IS”.
![]() |
Quốc hội Bỉ đã thông qua nghị quyết về việc sẽ xem xét dự thảo nghị quyết về hủy bỏ các lệnh cấm vận chống Nga của EU. |
Được biết, Bỉ không phải là quốc gia duy nhất trong EU lên tiếng kêu gọi EU hủy bỏ các lệnh cấm vận chống Nga. Trong tháng 6 vừa qua, một nhóm nghị sỹ Nghị viện châu Âu đã kêu gọi hủy bỏ các lệnh cấm vận chống lại lãnh đạo các cơ quan mật vụ Nga.
Trước đó, trong tháng 5/2016, nghị viện khu vực của tỉnh Veneto ở Italia đã thông qua văn kiện kêu gọi chính phủ Italia thừa nhận Crimea là một phần lãnh thổ Nga và hủy bỏ các lệnh cấm vận chống Nga. Sau đó, các bản nghị quyết tương tự cũng đã được thông qua tại nghị viện các khu vực Tuscany, Lombardy và Liguria.
Các lệnh cấm vận kinh tế chống Nga của EU mới được kéo dài đến ngày 31/1/2017. Sắp tới, Hội đồng EU sẽ có các cuộc tranh luận rộng rãi hơn về mối quan hệ tiếp theo của EU với Nga, trong đó có việc xem xét dỡ bỏ một phần hoặc hủy bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận chống Nga.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ Newsru.