Về khu tái định cư của dự án thủy lợi hơn 4.000 tỉ đồng, dân vui nhưng vẫn còn lo

Sau vụ mùa đầu tiên trên cánh đồng khu tái định cư số 1, xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk), người dân vui mừng vì lúa đạt năng suất cao ngoài mong đợi.

Tuy nhiên, bà con vẫn lo vì chưa được cấp đất sản xuất kịp thời, chưa có thêm điều kiện tốt nhất để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.

{keywords}
Một góc khu tái định cư số 1 xã Cư Elang.

Vụ mùa đầu tiên

Xếp vội những viên gạch lên xe rùa, ông Giàng Seo Chúng (63 tuổi) cố hết sức để đẩy thật nhanh vào phụ con cháu xây nhà, sửa sang lại nơi ở mới. Ông Chúng vừa chuyển từ xã Cư San (huyện M'Đrắk) về khu tái định cư (TĐC) số 1, xã Cư Elang (huyện Ea Kar) cách đây gần 1 tháng.

Thấy khu TĐC số 1 gần trung tâm xã, lại được bố trí điện nước đầy đủ, cơ sở hạ tầng (giao thông, mương thủy lợi…) phát triển, ông Chúng vui lắm. “Trước đây tôi lo, không biết về khu TĐC sẽ ra sao. Giờ thấy mọi thứ đều ổn, tôi an tâm nên cùng con cháu xây dựng nhà cửa để bắt đầu cuộc sống mới”, ông Chúng chia sẻ.

{keywords}
Người dân đang hối hả xây dựng lại cuộc sống mới trên khu TĐC số 1.

Rời nhà ông Chúng, tôi gặp anh Ma Văn Diêu (25 tuổi) đang cố hết sức vác những bao lúa nặng trịch từ ngoài hiên chuyển vào kho. Đặt bao lúa xuống kho, anh Diêu cho hay, vụ mùa vừa qua, vợ chồng anh gieo sạ muộn nhưng cũng thu về khoảng 2 tấn lúa. “Tôi được cấp 5 sào ruộng. Vụ đầu tiên gieo sạ thu được 2 tấn lúa tôi mừng húm. Mấy nhà gieo sớm còn năng suất hơn nhiều lần so với canh tác ở quê cũ”, anh Diêu hồ hởi chia sẻ.

Điều khiến anh Diêu vui hơn nữa là khu TĐC số 1 gần trường học. Sau này, thế hệ con cái của anh sẽ không lo cảnh phải bỏ học giữa chừng vì đường sá xa xôi, không còn cảnh các cháu nhỏ lấm lem băng rừng lội suối để đến lớp tìm con chữ nữa.

“Đói no mai sau chưa biết thế nào. Thế nhưng, thấy trường lớp sát bên khu dân cư là tôi mừng lắm. Hy vọng con tôi sau này sẽ được học hành đàng hoàng, không phải học ê a dăm ba chữ rồi bỏ về như thế hệ của tôi”, giọng anh Diêu đầy hy vọng.

{keywords}
Khu TĐC gần trường học, trẻ em có điều kiện đến trường tốt hơn.

Theo ông Trần Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Cư Elang, cơ sở hạ tầng tại khu TĐC số 1 được đầu tư rất bài bản. Ngay từ khi nhận thông tin có người dân chuyển đến TĐC, chính quyền các cấp từ huyện đến xã sẽ bố trí lực lượng để tiếp nhận, hỗ trợ mọi mặt như dựng nhà cửa, kéo điện, đấu nối nước sạch..., giúp bà con sớm ổn định cuộc sống trong điều kiện tốt nhất có thể.

Cũng theo ông Thanh, hiện khu TĐC số 1 đã tiếp nhận khoảng 170 hộ dân đến sinh sống. Tất cả những hộ dân khi chuyển đến khu TĐC số 1 đều được cấp 0,1 ha đất làm nhà và 0,5 ha đất ruộng. “Vụ mùa đầu tiên, bà con trồng lúa đạt năng suất khoảng 6,2 tấn/ha. Chúng tôi cũng rất vui vì cánh đồng lúa dành cho bà con TĐC lại phì nhiêu, phù hợp canh tác lúa”, ông Thanh trao đổi.

{keywords}
Những con đường bê tông thẳng tắp, trải dài quanh khu TĐC số 1.

Vẫn còn những nỗi lo

Vụ lúa đầu tiên đạt năng suất cao là tín hiệu đáng mừng, phần nào giúp bà con yên tâm khi đến định cư, tìm cuộc sống mới tại xã Cư Elang. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Infonet, cho đến nay, việc bố trí đất sản xuất (mỗi hộ 0,5ha) hiện vẫn chưa thực hiện được vì một số vướng mắc liên quan đến nhiều vấn đề về hồ sơ, tiến độ giải phóng mặt bằng…

Khi nhắc đến vấn đề đất sản xuất, bà Sùng Thị Pằng (49 tuổi), tỏ ra lo âu vì gia đình bà chuyển đến từ đầu năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa thấy “mặt mũi” đất của mình ở đâu, cũng chưa biết khi nào mới được cấp đất để sản xuất. “Nhà tôi được cấp ruộng lúa rồi nhưng đất thì chưa. Hiện, tôi ở nhà may vá, làm việc vặt còn chồng và con trai đầu thì đi hái cà phê, làm thuê nơi khác”, bà Pằng chia sẻ.

Tương tự bà Pằng, ông Chúng, anh Diêu và gần 200 hộ dân tại khu TĐC số 1 cũng chưa hết lo vì chưa có đất sản xuất.

“Gia đình tôi có 4 nhân khẩu, với 5 sào ruộng thu vài tấn lúa mỗi năm cũng không ăn thua. Mong rằng các cấp chính quyền quan tâm hơn, sớm cấp đất sản xuất để bà con chúng tôi có thêm điều kiện phát triển kinh tế”, ông Chúng bày tỏ niềm mong mỏi.

{keywords}
Bà con ra đồng thăm lúa về.

Chủ tịch UBND xã Cư Elang ông Trần Văn Thanh cho hay, hiện đơn vị chủ đầu tư vẫn đang tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh các tiến độ để sớm bố trí đất sản xuất cho bà con đến tái định cư.

Nói về việc cấp đất sản xuất cho người dân tại khu TĐC số 1, ông Phạm Văn Hạ, Giám đốc Ban quản lý Dự án xây dựng công trình Nông nghiệp và Giao thông tỉnh Đắk Lắk (Ban QLDA) - đơn vị chủ đầu tư cho biết, trước đây hợp phần bồi thường, di dân và TĐC của dự án Hồ chứa nước Krông Pắk thượng do UBND huyện Ea Kar thực hiện.

Từ năm 2018, Ban QLDA mới được giao lại nhiệm vụ về hợp phần bồi thường, di dân và TĐC. Tuy nhiên, trước khi Ban QLDA tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ thì bản đồ gốc về nguồn gốc đất sản xuất khu TĐC số 1 do UBND huyện Ea Kar thực hiện đo đạc từ trước đã bị thất lạc. Do đó, đơn vị phải thực hiện lại từ đầu công tác đo đạc địa chính vì không đủ cơ sở để trích lục, chỉnh lý bản đồ.

Ông Hạ thông tin: “Hiện, chúng tôi đang thực hiện giải phóng mặt bằng để cấp đất sản xuất cho bà con, dự kiến đến cuối tháng 12/2021 sẽ thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng”.

Cũng theo ông Hạ, ngoài khu TĐC số 1, đơn vị vẫn đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở khu TĐC số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) để sẵn sàng đón người dân đến định cư trong thời gian tới.

Theo các hồ sơ liên quan, dự án Hồ chứa nước Krông Pắk Thượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư ban đầu là 3.000 tỉ đồng. Do dự án chậm tiến độ, đến nay đã “đội” vốn đầu tư lên hơn 4.421 tỉ đồng.
Dự án trên có khoảng 730 hộ dân với 3.320 nhân khẩu (chủ yếu tập trung ở thôn 9, 10 và 11 xã Cư San, huyện M’Đrắk) phải di dời về 2 khu TĐC số 1 và số 2 tại huyện Ea Kar. Trong đó, khu TĐC số 1 (xã Cư Elang) có quy mô khoảng 680ha và khu TĐC số 2 (xã Cư Bông) có quy mô khoảng 700ha.

Trần Nhân

Thúc đẩy lối sống xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhân dịp Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới 2023 nhằm góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Đang cập nhật dữ liệu !