Vai trò, sứ mệnh mới của Đà Nẵng

Đà Nẵng được xác định là một trung tâm của cực tăng trưởng vùng động lực miền Trung (từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi), đầu tàu, bệ đỡ của vùng Tây Nguyên.

Phiên họp Hội đồng thẩm định quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa diễn ra ngày 27/12/2022.

Toàn cảnh phiên họp.

Với vai trò chủ trì phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, đánh giá cao kết quả đạt được thời gian qua của thành phố Đà Nẵng: Có mức phát triển ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân cao, diện mạo thay đổi, cơ cấu kinh tế, quy mô kinh tế đạt kết quả tốt. 

Lưu ý rằng gần đây, mức tăng trưởng của Đà Nẵng đang chững lại, có thể là do dư địa không gian, do quỹ đất, các động lực đã đến mức tới hạn, Bộ trưởng nhận định: “Vấn đề đặt ra đối với Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là kế thừa những kết quả đạt được của thành phố và đặt ra những vấn đề mới của Đà Nẵng; đặt Đà Nẵng trong vai trò, vị trí, sứ mệnh mới”.

Được biết, trong định hướng quy hoạch quốc gia, Đà Nẵng được xác định là một trung tâm của cực tăng trưởng vùng động lực miền Trung (từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi). Đây là vai trò, sứ mệnh mới của Đà Nẵng trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh thông tin: Căn cứ Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thành phố Đà Nẵng đã hoàn thiện hồ sơ quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 theo đúng quy trình để trình Hội đồng thẩm định xem xét, thông qua. Việc xây dựng quy hoạch đảm bảo tích hợp theo chiều dọc, từ trên xuống - từ dưới lên với quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp quốc gia và các nội dung tích hợp vào quy hoạch; theo chiều ngang với quy hoạch Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và các tỉnh trong vùng nhằm thống nhất, đồng bộ trong các định hướng phát triển và khai thác nguồn lực tổng thể.

Theo Báo cáo quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Đà Nẵng sẽ có 6 nhóm ngành, lĩnh vực cần ưu tiên, kèm theo các không gian và nguồn lực phát triển trong sự kết nối không chỉ trong nội bộ Đà Nẵng mà còn với các địa phương khác trong nước và các thành phố trong khu vực và quốc tế; 7 khu vực trọng điểm phát triển kinh tế; 7 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch.

Cùng chung ý kiến nhận xét rằng hồ sơ quy hoạch của thành phố Đà Nẵng đã được nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, cơ bản đáp ứng yêu cầu, phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nghị quyết số 43-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã đóng góp thêm nhiều ý kiến để Đà Nẵng tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bản quy hoạch có ý nghĩa quan trọng này.

Chẳng hạn, báo cáo quy hoạch cần đánh giá rõ hơn thực trạng, nhấn mạnh đến tiềm năng, lợi thế để trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế không chỉ trong nước mà còn mang tầm quốc tế; đánh giá lợi thế về kinh tế biển, hệ thống kết nối giao thông, hạ tầng du lịch, trung tâm logistic. Về hạ tầng, cần nhấn mạnh hơn đến hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng giao thông, hạ tầng cảng…

Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định: Quy hoạch của thành phố Đà Nẵng đã được cơ quan lập quy hoạch chủ trì phối hợp triển khai theo pháp luật quy hoạch và môi trường; thực hiện nghiêm túc các quy trình lập quy hoạch, bám sát các nhiệm vụ của quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thể hiện được khát vọng phát triển trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị thành phố Đà Nẵng bổ sung, làm rõ một số nội dung về xác định các điểm nghẽn và các thách thức hiện nay, các vấn đề then chốt để giải quyết các điểm nghẽn, thách thức, mở ra cơ hội, tạo ra giá trị mới; rà soát, cập nhập các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm, nghị quyết vùng, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26… 

“Quy hoạch phải xác định rõ hơn vai trò, vị trí, sứ mệnh của thành phố Đà Nẵng, là trung tâm, cực tăng trưởng của vùng động lực, đầu tàu, bệ đỡ của vùng Tây Nguyên; từ đó xem lại các mục tiêu đề ra. Về các đột phá và động lực tăng trưởng, cần làm rõ hơn các cơ sở đưa ra các đột phá, đảm bảo tính khả thi... Cần làm rõ hơn về lựa chọn ngành nghề ưu tiên và các đột phá để tạo động lực, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm động lực kết nối và dẫn dắt phát triển các địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo thêm.

Xuân Bách

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !