Uzbekistan rút khỏi CSTO để mở đường cho Mỹ đóng quân?
Uzbekistan rút khỏi CSTO để mở đường cho Mỹ đóng quân?
Tranh chấp lãnh thổ chưa thể chia rẽ Nga - Nhật
Nga chọc giận Nhật, đến thăm quần đảo tranh chấp
Uzbekistan có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong khu vực Trung Á |
Uzbekistan có vai trò quan trọng trong khu vực Trung Á. Với vị trí địa lý thuận lợi của mình, Uzbekistan luôn có vị trí đặc biệt trong quan hệ ngoại giao khi cả Mỹ và Nga đều muốn duy trì quan hệ hợp tác quân sự với nước này.
Ngay từ năm 1999, Uzbekistan đã từ chối gia hạn Hiệp ước An ninh tập thể, lần đầu tiên có sự sứt mẻ với CSTO. Sau đó, chính quyền của Tổng thống Islam Karimov luôn dựa vào Mỹ và thậm chí còn cho quân Mỹ thuê một khu vực trên đất nước mình. Nhưng nhân vụ đổ máu tại Andijan, Mỹ đã gây sức ép lên chính quyền Karimov, khiến vị Tổng thống này đã ban hành lệnh cấm quân Mỹ đóng tại nước mình, và đến năm 2006 lại xin quay về CSTO.
Sáu năm qua đi, giờ thì Uzbekistan lại một lần nữa rời xa CSTO. Tuy cơ quan ngoại giao Uzbekistan đã thông qua một số tờ báo của Nga để tiết lộ một phần nguyên nhân, gồm cả việc phản đối kế hoạch chiến lược đối với Afghanistan của CSTO cũng như kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự của các nước thành viên CSTO. Nhưng theo nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Á, thì lý do mà Uzbekistan đưa ra không có sức thuyết phục.
Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định này của Uzbekistan có liên quan đến việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, có khả năng Uzbekistan lại đồng ý cho quân Mỹ tái thiết căn cứ quân sự ở nước mình.
Akayev, một chuyên gia quan sát quân sự củ Kyrgyzstan cũng đồng quan điểm. Khi trả lời phỏng vấn tờ RIA Novosti, ông cho biết, hành động này của Uzbekistan đã mở đường để NATO thiết lập căn cứ quân sự lớn tại đây.
Uzbekistan là cầu nối thẳng đến Afghanistan, việc giúp NATO mở căn cứ tại đây có thể khiến Uzbekistan nhận được sự bảo trợ lớn từ Mỹ. Vài tháng qua, các quan chức Mỹ thường xuyên đến thăm Uzbekistan, “điều này chứng tỏ nhiều cuộc đàm phán giữa Mỹ và Uzbekistan đã diễn ra”, một chuyên gia nhận định.
Mỹ rút khỏi Afghanistan, nhưng lại tăng cường sự hiện diện lực lượng của mình ở khu vực Trung Á khiến nhiều nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG quan tâm. Sau khi rời khỏi CSTO, rất có thể Uzbekistan sẽ trở thành một then chốt quan trọng để Mỹ triển khai quân ngay dưới “bụng” nước Nga, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình hội nhập ở các nước Trung Á mà Nga phát động trong nhiều năm qua.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc Uzbekistan rời khỏi CSTO càng khiến cho tổ chức này trở thành một liên minh chính trị-quân sự có kiểm soát chặt chẽ, vì Uzbekistan đã từng có lần rời khỏi tổ chức này.
Hòa Phong