Ung thư buồng trứng giai đoạn 2b: Người mẹ vượt cửa tử như thế nào?

Phẫu thuật và trải qua hóa trị được hơn 1 năm chị Nguyễn Kim Tuyết (xã Quang Trung, huyện Kim Môn, Hải Dương) tiều tụy tưởng như không qua khỏi...

Ung thư buồng trứng giai đoạn 2b: Người mẹ vượt cửa tử như thế nào? - ảnh 1

Ảnh minh họa

Hoảng loạn vì ung thư buồng trứng giai đoạn 2b

Chị Tuyết 34 tuổi vui vẻ chia sẻ với chúng tôi về chặng đường chữa bệnh ung thư buồng trứng gần giai đoạn 3 của mình. Hai vợ chồng chị Tuyết chỉ làm nông bình thường như mọi người. Chị sinh được một người con trai. Sau đó, chi có ý định sinh thêm song mãi mà không có tin vui. 

Năm chị Tuyết 26 tuổi, chị và chồng có ý định đi điều trị ở Bệnh viện Phụ sản trung ương. Anh chị đã chuẩn bị sẵn một khoản tiền để cùng lên Hà Nội khám. Đúng lúc ấy, chị Tuyết bị cảm nặng. 

Chị Tuyết kể về đợt ốm nhớ đời “Miệng nôn trôn tháo, bụng chướng căng. Sau trận cảm đó, tôi thường xuyên đau bụng, bụng căng tức, ngồi rất khó khăn. Cứ nghĩ có thể do cảm, nôn nhiều, bụng chướng nên như vậy. Tôi yên tâm rằng lâu dần bụng nó sẽ hết chướng to. Vài ngày sau, dù chưa đến kỳ kinh nguyệt, tôi lại bị ra máu".

Tháng 8/2006, chị quyết định đi khám tại bệnh viện Hòa Bình, Hải Dương. Bác sĩ siêu âm thông báo, chị nên đến bệnh viện tỉnh ngay để giải quyết, khối u đã quá to. Không kịp chuẩn bị quần áo, đồ đạc, cả hai vợ chồng tức tốc từ Bệnh viện Hòa Bình lên thẳng viện K Hà Nội.

"Chị như người mộng du, chồng và bác sĩ bảo làm gì mình làm theo đó, chẳng còn nghĩ ngợi được gì nữa”-Lý giải về sự hoảng loạn của mình, chị Tuyết kể ở quê chỉ nghe mắc đến bệnh có khối u hay nghi ngờ ung thư đã sợ lắm rồi. Đây mình lại là cả một khối u to, choán hết cả buồng trứng. 

Ung thư buồng trứng giai đoạn 2b: Người mẹ vượt cửa tử như thế nào? - ảnh 2

Chị Tuyết hiện nay vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu tái phát ung thư

Chị lo cho mình thì ít mà lo cho người chồng trẻ và cậu con trai còn nhỏ thì nhiều. Vừa lo lắng, vừa hoảng loạn, chị sợ không biết tình hình bệnh tật sẽ như thế nào. “Người ta bảo thế nào mình làm thế, hai vợ chồng mắt đỏ vì khóc rồi lại nhìn nhau. Khi bác sĩ cho chị nhập viện và lên lịch mổ ngay vì khối u quá to, anh chị đành buông xuôi theo số phận ông trời đã định.

Chị bảo chỉ trong có 1 tuần phẫu thuật mà mình sụt 5kg. Những ngày ở viện, nhiều người nói với mình, loại u này nhiều người phẫu thuật xong là khỏi nên mình và gia đình yên tâm hơn. Sau 7 ngày, các bệnh nhân cùng mổ được ra viện hết. Còn chị Tuyết vết mổ cũng đã khô nhưng bác sĩ không nói gì chuyện ra viện hay như thế nào khiến chị càng bi quan. 

Chồng chị Tuyết kể lúc ấy, cả nhà ai cũng giấu chị để cho chị yên tâm không nghĩ đến bệnh. Còn chị Tuyết thấy mọi người sụt sùi, cố không khóc trước mặt mình, khiến chị càng chắc chắn coi như cuộc sống sẽ chấm hết. Chị Tuyết trực tiếp đi hỏi bác sĩ. Lúc ấy, chị mới biết mình bị u ác tính hay chính xác là ung thư buồng trứng giai đoạn 2B. 

Đây là giai đoạn khối u ung thư đã lan rộng đến ống dẫn trứng, ruột và bàng quang. Để tiếp tục điều trị, chị Tuyết phải truyền thêm 6 đợt hóa chất loại nặng nữa để tránh nguy cơ tái phát và di căn.

“Lúc đó mình rất yếu, gia đình lại không có tiền, mình định buông xuôi nhưng chồng và gia đình cương quyết dù có phải bán cả nhà, cả đất cùng phải điều trị. Cũng may, mình có bảo hiểm y tế người nghèo nên đỡ được rất nhiều. 

Các đợt hóa chất liên tục, gần như cứ cách 1 ngày hoặc hai ngày, phải truyền một lần, khiến mình không còn ra hồn người nữa. Nôn, không ăn được, dạ xạm đen, tóc, lông mày, lông mi rụng hết, người gày gò (43kg) trông mình thật kinh sợ. Mỗi khi ra đường đi điều trị mình đều phải che kín, sợ mọi người nhìn thấy mình mà bỏ chạy” – chị nhớ lại rồi cười cho bộ dạng của mình lúc ấy. 

Lấy lại tinh thần chữa bệnh theo cách của mình

Chị Tuyết chia sẻ với chúng tôi hóa chất thật kinh khủng, sau hơn 1 năm điều trị, sức khỏe mình vẫn không phục hồi, vẫn chẳng làm ăn được gì, chân tay run, người như  thở hắt ra, cơm nước vẫn phải có bố mẹ đỡ đần. 

Nhưng khổ nhất là niềm vui thoát khỏi bệnh chưa được bao lâu, thì kết quả kiểm tra cuối năm 2008, cho thấy, chỉ số CA12-5 máu tăng rất cao, bệnh tái phát và di căn cận kề. Lần này, cầm chắc cái chết trong tay, chị định bỏ mặc cho số phận. 

Đúng lúc đó, chị gặp một bệnh nhân cùng chữa bệnh với chị ở bệnh viện K đã bị ung thư di căn não, trước kia rất yếu đã phải tiêm morfin gần 1 tháng, giờ trông khỏe hơn nhiều.

Cô ấy cho chị biết đang điều trị  bằng cách tự uống các loại thảo dược để thải độc hóa chất và nâng cao sức khỏe. Nghe người bạn chia sẻ những bài thuốc được chế từ cây đỗ trọng, trinh nữ hoàng cung, bán chi liên, nấm linh chi, a giao, cây xạ đen, huyết dụ. Chị Tuyết giật mình vì những vị thuốc đó quanh nhà có rất nhiều.

Chị Tuyết được tư vấn về điều trị kết hợp với ăn uống, tập luyện. Nghe mọi người nói đến ngồi thiền, mở các huyệt đạo để tự chống lại khối u ung thư, chị Tuyết đã thấy mình có hy vọng, vậy là chị mua thuốc về uống và thực hiện đầy đủ những gì bác sỹ hướng dẫn. 

Để cẩn thận hơn với bài thuốc từ thảo dược, giúp điều trị đúng người đúng bệnh, chị Tuyết tìm một bác sĩ chuyên về thảo dược. Chị được bác sĩ tư vấn dùng các thảo dược.

Tháng đầu tiên, chị dùng thuốc uống thấy tình trạng sức khỏe không cải thiện gì. Sang tháng thứ 2, chị thấy khỏe dần, ăn và ngủ ngon hơn. Sau 6 tháng dùng thuốc, chị tăng được 3 kg, chân tay hết run, không còn khó thở và đau đầu, huyết áp trở lại bình thường. 

Chị Tuyết cười khỏe hơn một năm chị dùng thảo dược cây nhà, lá vườn như thế kết quả tái khám tháng 8/2009, tại viện K cho thấy chỉ số CA12-5=3,4 thấp hơn giới hạn(Bt > 35 UI/L). 

Người ta thường nói, khi chị em bị cắt buồng trứng thành “bà già”, nhưng với chị Tuyết nhờ thảo dược chị hết cả đau lưng, đau đầu, da dẻ tươi sáng hơn trước, tóc dài nhanh hơn. Đến nay chị đã qua 8 năm nhưng các đợt kiểm tra sức khỏe chị không bị tái phát.

Hàng ngày, chị Tuyết ngồi thiền 3 tiếng vào ba buổi sáng, chiều và tối. Chị Tuyết kể “tôi may mắn là học thiền từ trước năm 2000 nên khi bị bệnh, bác sĩ nói ngồi thiền tốt là tôi vận dụng luôn. Tôi học thiền từ ngày ở miền nam nên giờ chỉ vận dụng những gì mình đã học”. 

Nhờ ngồi thiền tâm lý thoải mái nên mọi sinh hoạt không khó khăn. Chuyện vợ chồng sau khi cắt buồng trứng, chị Tuyết chia sẻ không được như trước nhưng mình phải chấp nhận và được sự thông cảm của chồng.

Khánh Ngọc

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !