Ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp: Bước đột phá để giảm nghèo

Hiện nay, việc ứng dụng KHKT trong hoạt động sản xuất nông nghiệp được nhiều địa phương thực hiện và coi đó là giải pháp then chốt, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững

Tại Quảng Bình, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn đã được quan tâm đầu tư đúng mức như chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học, vi sinh và giống cây trồng, vật nuôi phục vụ yêu cầu nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngành kinh tế; xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi, vùng ven biển phục vụ xóa đói giảm nghèo.

{keywords}
Mô hình trồng bưởi da xanh.

 

Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 58 mô hình ứng dụng, nhiệm vụ sự nghiệp khoa học công nghệ. Nhiều dự án, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp như: Mô hình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm trên địa bàn huyện Tuyên Hóa; mô hình vườn ươm giống cây Keo lai giâm hom tại xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa; mô hình nuôi cua đồng thương phẩm ở huyện Minh Hóa; mô hình trồng hoa cúc tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch; mô hình sản xuất dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh; nuôi cá thát lát trong ao đất; trồng thử nghiệm giống Táo 05 trên vùng cát ven biển đã qua cải tạo; trồng và chế biến, xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ xã Mai Thủy...

Hà Giang – một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện huyện nghèo cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, giúp người dân cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Nhiều máy móc, thiết bị được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp góp đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa.

Với mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đạt từ 40,5% trở lên; đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 83,92% kế hoạch trên các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến thức ăn gia súc, xử lý chất thải chăn nuôi… Hà Giang cũng ưu tiên các nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, khả năng phòng chống dịch bệnh tốt, xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết, chuỗi giá trị, nông nghiệp sạch...

Qua đó đã mang lại những kết quả mang tính đột phá, tiêu biểu phải kể đến là đã nghiên cứu sản xuất giống 20 loài dược liệu trong danh mục ưu tiên của tỉnh; sinh sản nhân tạo giống cá Lăng chấm, cá Chiên; nhân giống và bảo tồn nguồn gen gà lông xước, lợn đen Lũng Pù; nhân giống, thâm canh hồng không hạt Quản Bạ, Yên Minh, cam sành Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên.

Hay như Lạng Sơn cũng đạt nhiều kết quả tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh và hiệu quả cao đối với các cây trồng vật nuôi chủ lực, đặc sản có thế mạnh của địa phương, các giống cây trồng, vật nuôi mới có lợi thế cạnh tranh. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong nông nghiệp được triển khai, ứng dụng, mang lại hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hầu hết sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: hoa hồi, hồng, na, quýt, thạch đen, cao khô, khoai lang… đều có đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ, từ khâu giống cây trồng, quy trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, đến chế biến sau thu hoạch và xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa… giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có 16 sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể thấy trong sản xuất nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm… Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật đã giúp bà con nông dân trên cả nước, nhất là tại các huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận các kỹ thuật mới áp dụng vào thực tiễn sản xuất, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, qua đó cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Tiến Quang

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !