Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá nước lạnh để thoát nghèo
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 25 tỉnh, thành phát triển nuôi cá nước lạnh. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nước lạnh và coi đây là thế mạnh để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Tại Lào Cai, tận dụng lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, nhiều địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh nuôi cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm để nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Đơn cử như tại thị xã Sa Pa, nơi được coi là “thủ phủ” nuôi cá nước lạnh của vùng Tây Bắc với diện tích mặt nước gần 46.000 m2. Một hộ nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở xã Tả Van cho biết, trung bình mỗi năm, gia đình xuất bán ra thị trường từ 10 – 15 tấn cá hồi và 20 - 30 tấn cá tầm thương phẩm, mang lại nguồn thu khoảng 2 tỷ đồng. Mỗi năm trang trại có thể sản xuất từ 20 đến 40 vạn giống cá tầm và khoảng 20 đến 30 vạn giống cá hồi.
Nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa những năm gần đây không chỉ mở rộng về diện tích mà còn được chủ nuôi đầu tư về chất lượng. Định hướng của ngành nông nghiệp Sa Pa là thực hiện quản lý diện tích nuôi cá nước lạnh, phát triển sản xuất theo hướng an toàn sinh học, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cá, phấn đấu đến năm 2025, sản lượng cá nước lạnh đạt 650 tấn.
Còn tại Lai Châu, mô hình nuôi cá nước lạnh cũng phát triển mạnh. Đến các bản Nậm Giê, Chu Va 6, Chu Va 8, Chu Va 12 thuộc xã Sơn Bình (huyện Tam Đường, Lai Châu) được thiên nhiên ban tặng cho dòng suối Nậm Giê và Nâm Thi chảy qua với lưu lượng nước ổn định. Đây là nguồn nước lạnh quanh năm, thích nghi với điều kiện nuôi thả cá nước lạnh. Toàn xã có 18 tập thể, cá nhân tận dụng nguồn nước xây dựng 202 bể nuôi cá tầm, cá hồi. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, cá nước lạnh của xã nhanh lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, huyện Tam Đường có 25,640m2 với 215 bể nuôi cá tầm, cá hồi. Nhờ nuôi cá đúng kỹ thuật, mỗi năm, huyện xuất bán ra thị trường hơn 300 tấn cá thịt nước lạnh.
Tại xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng), dòng suối Nước Mát đã trở thành nguồn làm giàu cho nhiều gia đình. Những hộ dân sống gần suối đã thực hiện nhiều biện pháp để tổ chức nuôi cá. Toàn huyện Đam Rông hiện có 5 doanh nghiệp và gần 10 hộ nuôi cá tầm với quy mô từ 1-5 nghìn cá thương phẩm, tổng sản lượng trên 300 tấn/năm. Theo ngành nông nghiệp huyện, nghề này cho thu nhập cao, góp giải quyết công ăn việc làm và thoát nghèo nên chính quyền khuyến khích người dân tham gia.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), hiện nay cả nước có 25 tỉnh, thành phát triển nuôi cá nước lạnh. Sản lượng nuôi cá nước lạnh tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 2007 - sau thời gian 2 năm đưa về nuôi tại Việt Nam, sản lượng cá nước lạnh là 95 tấn; năm 2010 là 450 tấn; năm 2015 là 1.585 tấn và đến năm 2020 ước đạt 3.720 tấn. Tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2007-2020 trung bình 68,75%/năm. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá nước lạnh nuôi trong nước có xu hướng gia tăng. Nhu cầu tăng nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 50% đối với cả cá hồi và cá tầm.
Tuy nhiên, do nuôi cá nước lạnh có nhiều rủi ro nên việc việc giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới về con giống, thức ăn, quản lý, chăm sóc… giúp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi cá nước lạnh cho các hộ nông dân là rất cần thiết.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, hiện các loại cá nước lạnh được nuôi chủ yếu trong lồng nuôi là yếu tố đầu tiên cần chú ý. Thông thường diện tích lồng nên có kích thước khoảng 20m2 để đảm bảo môi trường sống ổn định cho cá. Khi nuôi cá nước lạnh, cần lựa chọn mật độ thả tuỳ thuộc kích thước cá. Tốt nhất cá giống nên có cân nặng ở mức 100-150g/con, mật độ thả khoảng 3-5 con/m2.
Các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý vấn đề phòng bệnh cho cá chủ yếu là do lồng nuôi không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm. Do đó, người nuôi cần chú ý làm sạch nước, dụng cụ nuôi thường xuyên.
Để đưa ngành nuôi cá nước lạnh phát triển bền vững có hiệu quả, các chuyên gia cho rằng, các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học cần phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất con giống cá nước lạnh để chủ động 100% giống cá trong nước; áp dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất cá nước lạnh, xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm cá nước lạnh Việt Nam, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng.
Tiến Quang
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.